Khổ qua có nguồn gốc vùng Châu Á nhiệt đới, có thể là Đông Ấn và Nam Trung Quốc, được sử dụng như là loại rau ăn quả giàu chất sắt và Vitamin C, canh tác được quanh năm ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.
I. Đặc tính sinh học
Cây leo quấn hằng niên, thân mọc dài đến 5 m. Lá đơn, mọc cách, lá xẽ 3 - 9 thùy. Hoa đơn phái cùng cây, hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng, hoa đực có cuống ngắn. Hoa cái có cuống dài, bầu noãn hạ, phát triển rất nhanh trước và sau khi thụ phấn. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là ong. Trái ăn tươi có thể thu hoạch 2 tuần sau khi thụ phấn. Trái chứa từ 20 - 30 hạt.
Khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên trồng được quanh năm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 35oC, vũ lượng 1500 - 2500 mm và cao độ đến 1000 m. Cây chịu đựng được nhiều điều kiện đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất trên đất thoát thủy tốt, giàu chất hữu cơ.
II. Bón phân cho khổ qua
Trồng được quanh năm, tốt nhất là vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu (mưa nhiều) thường bị ruồi đục trái gây hại nặng.
Đất thích hợp trồng khổ qua là đất thịt nhẹ hoặc cát pha, thoát nước tốt. Đất phải cày bừa kỹ, lên luống cao 20 - 25 cm.
Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 là: 7 Kg Wokozim hạt + 75kg hỗn hợp 16-16-8 và 5kg Clorua kali + 5kg Calcium nitrat + 50 kg vôi bột. Trong mùa mưa nên bón thêm 5-8kg Calcium nitrat giúp trái cứng ít bị hư.
1. Bón lót
Kết hợp 7kg Wokozim hạt + 15kg 16-16-8 + 1 tấn hữu cơ + 50kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai và phân hóa học rải trộn đều trên mặt liếp. Lượng phân bón lót nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.
2. Bón thúc
Lần 1: 15-20 ngày sau khi trồng
Liều lượng 15kg 16-16-8 + 1kg Calcium nitrat.
Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rải phân một bên hàng khổ qua hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc.
Lần 2: 35-40 ngày sau khi trồng, khi đã đậu trái đều, chuẩn bị thu trái lứa đầu.
Liều lượng 20kg 16-16-8 + 1kg Clorua kali + (1-2) kg Calcium nitrat.
Vén màng phủ lên rải phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc.
Lần 3: Khi cây 55-60 ngày sau khi trồng, bắt đầu thu trái rộ.
Liều lượng 15kg 16-16-8 + 2kg Clorua kali + (2-3) kg Calcium nitrat.
Vén màng phủ lên rải phân hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc.
Lần 4: Khi cây 70-80 ngày sau khi trồng
Liều lượng 10kg 16-16-8 , 1kg Clorua kali + (1-2) kg Calcium nitrat.
Vén màng phủ lên rải phân hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng của cây trong lúc ra hoa kết trái như Wokozim lỏng phun định kì 7-10 ngày một lần.
Phun Wokozim lỏng giúp đọt non phát triển mạnh, mập và khỏe hơn
Vườn khổ qua sử dụng Wokozim hạt và Wokozim lỏng
Sử dụng Wokozim lá chân giữ xanh lâu hơn, kéo dài thời gian thu hoạch 20-30 ngày
Bài viết được thực hiện bởi Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostatd