I. Đặc điểm thực vật và điều kiện ngoại cảnh cây dưa leo
Dưa leo là cây thân thảo hàng năm, có bộ rễ phát triển yếu nhất trong các cây họ bầu bí, rễ phân bố tập trung ở tầng đất mặt 30- 40 cm. Vì vậy dưa leo thích đất đai màu mỡ, tơi xốp, độ pH từ 5,5 – 6,8 và tốt nhất là 6,0- 6,5. Khi trồng trên đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha thường cho năng suất cao và chất lượng trái tốt.
Dưa leo thích hợp với điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng là 30oC vào ban ngày và 18- 21oC vào ban đêm. Nhiệt độ cao sẽ làm cây sinh trưởng chậm, nếu nhiệt độ kéo dài ở mức 35- 40oC cây sẽ chết. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, ra hoa, sức sống hạt phấn, phát triển trái và thời gian thu hoạch.
Dưa leo là cây chịu úng kém, tuy nhiên do cây có lá to, diện tích lá lớn thoát nhiều hơi nước. Đồng thời trái chứa nhiều nước nên cần lượng nước rất lớn đặc biệt là giai đoạn ra trái đến thu hoạch. Đất khô hạn làm hạt nảy mầm kém, thân lá sinh trưởng kém, thiếu nước nghiêm trọng làm trái bị dị dạng (đèo) và bị đắng. Dưa leo ở các giai đoạn khác nhau yêu cầu lượng nước khác nhau. Giai đoạn phát triển thân lá đến ra hoa kết trái yêu cầu độ ẩm đất khoảng 70- 80 %, giai đoạn ra trái rộ đến thu hoạch yêu cầu độ ẩm đất cao 80- 90%.
II. Giải pháp dinh dưỡng cho cây dưa leo
1. Nhu cầu dinh dưỡng
Nghiên cứu hiệu quả sử dụng dinh dưỡng của dưa leo cho thấy: dưa leo sử dụng nhiều nhất là Kali sau đó đến Đạm và ít nhất là Lân. Dưa leo mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung.
Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác; đến khi dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ mạnh Kali. Tuy nhiên bón đạm dư thừa dẫn tới tình trạng cây tăng trưởng mạnh và ra nhiều hoa đực. Lượng phân bón tùy theo điều kiện dinh dưỡng có sẳn trong đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn giống điạ phương.
Tổng lượng phân bón cho 1ha dưa leo là: 173 kg Đạm + 130kg Lân + 145kg Kali, 1000 – 2000kg phân hữu cơ vi sinh và 500kg Vôi.
2. Bón phân
Bảng 1: Lượng phân và thời điểm bón cho dưa leo (1ha)
2.1. Giai đoạn cây con trong vườn ươm
- Áp dụng cho việc gieo hạt trong bầu trong vườn ươm trước khi đem trồng.
- Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc
- Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém phun Wokozim lỏng (10ml/10 lít nước) phun ướt đều cây con. Phun tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 - 10 ngày)
Lưu ý: Trước khi đem đi trồng 10 ngày ngưng phun. Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, giảm tỷ lệ sống khi trồng ra ruộng sản xuất.
2.2. Bón lót
- Rải vôi bột trước khi lên liếp 5-7 ngày, sau đó rải toàn bộ phân hữu cơ vi sinh đều trên mặt liếp.
- Tiếp theo rải 250kg NPK 16- 16- 8- 11S- 1SiO2hh + TE Vĩnh Thịnh Biostadt + 50kg Wokozim hạt lên liếp theo hàng, nơi đặt cây con.
2.3. Tưới thúc (5-10 NSKG): Pha Wokozim lỏng với liều 1ml/1 lít nước tưới để kích thích bộ rễ cây con phát triển. Có thể kết hợp với Urea và DAP.
2.4. Bón thúc I (18-20 NSKG): Khi cây dưa leo có 3 - 5 lá thật, cây sắp có tua cuống: bón phân NPK 16-16-8- 11S- 1SiO2hh + TE Vĩnh Thịnh Biostadt với lượng bón 250kg/1ha.
Cách bón: bón cách gốc khoảng 15cm sau dó tưới nước và đậy màng phủ lại hoặc pha loãng lượng phân trên vào nước để tưới.
2.5. Bón thúc II (35-40 NSKG): Giai đoạn khi cây sắp ra hoa tiến hành bón phân NPK 20- 15- 17- 2,5SiO2hh+ TE Vĩnh Thịnh Biostadt với liều lượng 250kg/ha. Để hoa ra tập trung thì có thể kết hợp phun Wokozim lỏng định kỳ 5- 7 ngày/ lần với liều lượng 30- 40ml/ bình 25 lít.
2.6. Bón thúc III (50-55 NSKG): Sau khi thu hoạch 2- 3 đợt trái
Tiến hành bón phân NPK 17- 5- 25+ TE Vĩnh Thịnh Biostadt với lượng bón 250kg/ha (có thể bón thay thế bằng phân NPK 20-15-17+ 2,5SiO2hh+ TE Vĩnh Thịnh Biostadt) kết hợp với Wokozim hạt với lượng bón 50kg/ha giúp kéo dài thời gian thu hoạch, tăng năng suất và chất lượng quả.
=> Có thể sử dụng Wokozim lỏng với liều 30- 40ml/bình 25 lít (hoặc 250ml/phuy 200 lít nước) phun định kỳ 7-10 ngày/lần để giúp cây dưa leo sinh trưởng và phát triển ổn định hạn chế hiện tượng chùn đọt, chống chịu với các điều kiện không thuận lợi của môi trường, kích thích ra hoa, tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và tỷ lệ trái loại 1.
Đặc biệt: Để trái dưa leo phát triển suôn trái, không đèo, bà con có thể phun Wokozim lỏng định kỳ 5- 7 ngày/ lần với liều lượng 30- 40ml/ bình 25 lít để dưỡng trái từ lúc vừa đậu trái đến khi thu hoạch.
Vườn dưa leo sau khi tưới Wokozim lỏng 5 ngày
Vườn dưa leo đã thu hoạch được 15 ngày
Điểm nông dân áp dụng quy trình kỹ thuật của công ty Vĩnh Thịnh Biostadt đạt năng suất gần 6 tấn/1000m2. Trong đó trái loại 1 chiếm tỷ lệ 90% trong vụ hè thu 2020. Lợi nhuận kinh tế mang lại 15,000,000 đồng/1000m2.