WOKOZIM bổ sung trong công thức bón phân cho cây bắp
I. Đặc điểm sinh thái:
Bắp sống được trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng và giữ nước tốt. pH tốt nhất cho cây phát triển là 5,5-7,0. Ở đất chua (pH<5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân, sau đó có màu tím đỏ và cây bị chết. Bắp cần rất nhiều các loại nguyên tố đa vi lượng: N, P, K, Mg, Ca, Bo, Cu, Zn, Fe, Mn, Mo,…Đạm là nguyên tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất bắp. Thời kỳ tạo hột là thời kỳ cây cần nhiều lân nhất. Với Kali cây cần nhiều trong thời kỳ tăng trưởng tích cực đến giai đoạn trổ cờ.
II. Kỹ thuật bón phân:
Muốn cho ngô đạt năng suất cao phải bón đủ lượng phân bón và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân, nhu cầu sinh lý về phân bón, đồng thời dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Lượng phân bón như sau:
- Phân chuồng: 5-10 tấn/ha
- Wokozim hạt: 20 – 30kg/ha
- Đạm Ure: 200-300 kg/ha
- Supe lân: 350-450 kg/ha
- Kali: 100-120 kg/ha
Đối với đất bãi ven sông được bồi hàng năm, đất phát triển trên đá bazan thì không cần bón phân chuồng.
Cách bón:
1. Đối với điều kiện ít phân với giống ngô dài ngày:
- Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ Wokozim hạt + toàn bộ lân + 1/3 đạm (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt).
- Bón thúc: chia làm 2 đợt
Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali
Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali
2. Đối với điều kiện nhiều phân với giống ngô dài ngày
- Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ Wokozim hạt + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt)
- Bón thúc: bón làm 3 đợt
Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm
Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali
Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali
Bên dưới là hình ảnh công ty ghi nhận khi thực hiện mô hình bón phân cho bắp kết hợp với Wokozim tại địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Ngoài ra, trong canh tác và bón phân cho cây bắp, việc phòng ngừa sâu bệnh cũng là cũng khâu rất quan trọng. Dưới đây là một số sâu bệnh thường gặp và cách sử dụng thuốc:
Rầy mềm: không nên trồng bắp với mật độ dày tạo ẩm độ thích hợp cho rầy phát triển. Nếu mật số rầy ít không nên áp dụng thuốc vì rầy có nhiều thiên địch. Sử dụng các loại thuốc như: Tricel 48EC, …
Sâu đục trái: phòng trị bằng cách dùng giống kháng (giống có vỏ trái dày và che phủ cả trái), dùng tay giết chết sâu. Sử dụng loại thuốc trừ sâu như Tricel 48EC,....
Bệnh đốm vằn: bệnh xảy ra khi trời nóng ẩm và nóng (có sương mù), lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng. Phòng trị bằng Sulfex 80WG,Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral phun 3-7 ngày/lần lúc vừa phát hiện bệnh.
Bài viết được thực hiện bởi: Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT JSC
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542