Câu “mùa nào thức nấy” nói về việc mùa nào ăn loại thức ăn nấy nói chung, và trái cây nói riêng giờ đã phần nào thay đổi khi có nhiều loại trái cây người tiêu dùng có thể ăn suốt cả bốn mùa. Từ một mùa đơm quả trong năm như trước đây, nhiều loại trái cây nay có thể cho quả suốt bốn mùa. Việc này thực tế mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến lo ngại về chuyện trái cây nghịch vụ.
Đối với cây sầu riêng thì điều tiên quyết trước khi xử lý ra hoa nghịch vụ bà con cần lưu ý:
Cây khỏe, không bị bệnh (xì mủ, thán thư, rong rêu…)
Cây đủ lá (có từ 2 - 3 cơi lá trở lên)
Có tiết làm bông (phụ thuộc vào gió, nhiệt độ, thủy triều...)
Khi thỏa các điều kiện trên thì bà con thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tạo mầm bông
Thời điểm và nguyên tắc bón phân tạo mầm: tùy theo tình hình sinh trưởng của cây mà chọn thời điểm cây sầu riêng đạt cơi 2 hoặc cơi 3 để bón phân tạo mầm bông. Tiến hành bón phân tạo mầm khi lá cơi đọt trước vừa lụa.
Liều lượng:
Tùy vào tuổi cây, sự sinh trưởng của cây, mức độ xanh tốt của từng cơi lá mà dùng với liều lượng thích hợp.
Thông thường cây sầu riêng 4 năm tuổi bà con sử dụng công thức bón phân sau: bón khoảng 3 - 4 kg Lân + 0,5kg NPK 16-16-8-11S-1SiO2 +TE công ty Vinhthinh Biostadt + 0,5 - 1kg Wokozim rải gốc.
Đặc điểm riêng biệt của sản phẩm Wokozim là thành phần khoáng trung vi lượng (Zn, Bo, Mn, Mg, Fe, Cu,…) và điều hòa sinh trưởng (Cytokinin, Auxin,Betaines, Protein và Acid amin) chiết xuất từ tảo biển Na Uy trong giai đoạn tạo mầm giúp bật mầm hoa mạnh hơn trong thời tiết khắc nghiệt.
Cách bón: Bón vào khu vực dưới tán, phạm vi 2/3 tán (tính từ gốc ra ngoài).
Lưu ý: Trước khi bón phân tạo mầm cần dọn sạch cỏ khu vực dưới tán. Nếu để cỏ quá nhiều phân không thấm được xuống đất, cây không hấp thu được do đó xử lý sẽ không đạt hiệu quả.
Bước 2: Phun tạo mầm lần 1
Thời điểm:
Tùy theo cây đi đọt nhanh hay chậm vì cần căn cứ vào điều kiện thực tế của lá cây, thông thường là sau thời điểm bón phân tạo mầm khoảng 1 tháng thì có 3 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Cơi đọt ra 4 lá thì canh 2 lá bên trong vừa mở ra, 2 lá ngoài còn khép
Trường hợp 2: Cơi 5 lá thì canh 3 lá mở
Trường hợp 3: Cơi 6 lá thì 3,5 - 4 lá mở
Cây sầu riêng 4 năm tuổi bà con sử dụng liều lượng: 1,2 - 1,5kg NPK phun qua lá Vinhthinh Biostadt 10-52-10+ TE + 1,2 - 1,5kg NPK phun qua lá Vinhthinh Biostadt 12-3-43+ TE phun ướt dạ cành và mặt dưới lá.
Sau khi tạo mầm lần 1 thì tùy vào biểu hiện của cây và tình hình thời tiết, nhà vườn nên kiểm tra thường xuyên bằng cách ban đêm soi đèn pin lên các dạ cành để xem có thấy mầm hoa (hay còn gọi là mắt cua) xuất hiện chưa, số lượng nhiều hay ít, có sáng nhẹ chưa…
Nếu cây có dấu hiệu xuất hiện mầm hoa (nhú mắt cua) thì sử dụng chất Paclobutrazol. Nếu chưa thấy dấu hiệu gì thì tiến hành tạo mầm lần 2 hoặc lần 3…mỗi lần tạo mầm lại cách nhau 7-10 ngày. Liều lượng phun tạo mầm lần 2, lần 3 giống như lần 1.
Lưu ý: Giai đoạn này vẫn tưới nước bình thường cho cây
Bước 3: Phủ màn nilong
Thời điểm: Khi cây có dấu hiệu xuất hiện mầm hoa (nhú mắt cua). Lúc này mắt cua ra thưa chứ chưa rộ.
Lưu ý: Không để cây khô mà đậy màn nilong dẫn đến cây khô gốc và thiếu nước thì cây sẽ không hấp thu được Paclo
Cách đậy màn nilong: đậy kín gốc, không để nước dính vào gốc.
Bước 4: Phun Paclo
Thời điểm: Sau khi đậy màn nilong thì phun paclo càng sớm càng tốt
Vị trí: Phun bên trong cây, phun kỹ vào dạ dưới cành, thân, mặt dưới lá
Lưu ý: Sau khi phun Paclo thì cắt nước, rút nước trong mương ra, tạo điều kiện khô hạn cho cây
Chỉ phun Paclo 1 lần trong 1 mùa và chỉ áp dụng đối với cây sầu riêng khỏe mạnh. Nếu phun quá nhiều lần và quá liều Paclo thì cây có hiện tượng ngộ độc Paclo và dễ chết.
Bước 5: Tạo mầm sau khi phun Paclo
Thời điểm: Sau khi phun Paclo 10 ngày tiến hành phun tạo mầm với liều lượng 1,2 - 1,5kg NPK phun qua lá Vinhthinh Biostadt 10-52-10+ TE + 1,2 - 1,5kg NPK phun qua lá Vinhthinh Biostadt 12-3-43+ TE phun ướt dạ cành và mặt dưới lá. Định kỳ 10 ngày tạo mầm 1 lần đến khi mắt cua sáng 10 - 20% là ngừng (thông thường bà con sẽ phun khoảng 2 lần).
Bưóc 6: Dở màn nilong, nhấp nhẹ nước
Thời điểm: tùy theo giống cây
Giống Ri 6: khoảng 70-80% mắt cua sáng rõ
Giống MonThong: khoảng 70-80% mắt cua ra dài khoảng 2cm
Sau khi dở màn nilong thì xơi nhẹ bề mặt đất, tưới nhấp nước (tưới lượng ít khoảng 20-30% lượng nước bình thường, sau đó tăng dần lên)
Lưu ý: Nếu tưới sớm mắt cua vẫn chưa sáng rõ có thể dẫn đến nghẽn bông, mắt cua bị đen trở lại hoặc ra bông phướn (bông lá).
Bước 7: Kéo bông
Kéo bằng các chất dinh dưỡng cân bằng bà con có thể sử dụng sản phẩm Wokozim lỏng với liều lượng 500ml/ 400 lít nước. Với thành phần có đầy đủ các amio axit và trung vi lượng dạng Chelate: Cu, Fe, Zn, Mn, Bo.... giúp mắt cua sáng hơn, không bị nghẽn bông và bông ra mập, đều, xanh cuống hơn.
Một số hình ảnh vườn cây được thực hiện theo quy trình xử lý ra hoa ở trên
Vườn tạo cơi đủ lá chuẩn bị tạo mầm
Nhú mắt cua
Bung bông
Kỹ thuật chăm sóc cho cây sầu riêng từ giai đoạn ra hoa đến khi đậu quả sẽ được cập nhật tiếp, mời quý bà con tiếp tục đón xem !
Bài viết được thực hiện bởi: KS. Nguyễn Ngọc Sơn- nhân viên kinh doanh bộ phận Nông Nghiệp- công ty Vĩnh Thịnh Biostadt
HOTLINE0912.889.542