Là thành viên của
FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Chăm sóc ao nuôi tôm sú mùa mưa

Khi trời mưa thì nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý tránh dư thừa thức ăn.
 
Tôm sú là loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Nhưng nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cho phép tôm sẽ bị yếu, sốc và có thể chết hàng loạt.
 
Cần có sự chuẩn bị đồng bộ các khâu từ khi xử lý ao đến khi nuôi.


1. Ao lắng và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi

- Ao lắng có diện tích bằng 1/3 - 1/2 ao nuôi.
 
Hiện nay, khi tình hình giá tôm Thẻ chân trắng giảm thì người nuôi có xu hướng chuyển qua nuôi Sú, nhưng khi nuôi Sú thì vấn đề chuẩn bị ao chứa lắng lại gặp khó khăn do khi nuôi Thẻ người nuôi thường ít sử dụng ao chứa lắng.

Giải pháp: Người nuôi cần sử dụng một ao nuôi trong số các ao sẵn có để làm ao chứa lắng và xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi.


- Dự trữ đủ nước để sẵn sàng thay nước cho ao nuôi.

- Không nuôi tôm với mực nước quá cạn.

2. Mật độ thả nuôi thích hợp

Trong mùa  mưa chỉ nên thả với mật độ vừa phải (25-30 con/ m2).
 
3. Tăng cường hệ thống quạt nước, oxy đáy ao, giảm phân tầng trong ao về nhiệt độ, độ mặn, ôxy

- Lắp quạt: ước tính 1 cánh quạt sẽ cung cấp đủ oxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch.


- Lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật:

+ Khi quạt vận hành nước phải xoáy vào giữa ao để gom mùn bã hữu cơ vào giữa ao

+ Vận tốc của guồng quay phải đạt từ 80-85 vòng/ phút. Tốt nhất 90 vòng/phút.
 
Cách kiểm tra dòng nước: Cho quạt quay, sau đó đổ xuống ao từ 5-10kg saponin, nếu bọt nước tập trung ở giữa ao là lắp quạt đúng.

+ Dàn quạt tiếp theo đặt ở vị trí ½ dàn quạt đẩy nước tới là tối ưu nhất.


- Lắp đặt hệ thống oxy đáy ao: ống Aero tybe hoặc các thiết bị đảo nước, dập song đang có bán trên thị trường.

- Đảm bảo cột nước trong ao nuôi được khuấy và trộn đều từ trên xuống dưới.
 
4. Kiểm tra hoạt động của tôm và môi trường nước sau mưa

- Kiểm tra hình dáng bên ngoài, màu sắc, phản xạ, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…

- Sau cơn mưa tôm có chuyển biến màu sắc hồng nhạt, nắp mang và mang biến đổi, không trắng sạch như bình thường thì cần nghĩ ngay đến việc thiếu hụt oxy và phát sinh khí độc trong ao nuôi.

- Kiểm tra pH, độ kiềm, độ đục, độ mặn.

- Tăng cường chạy quạt và giảm thức ăn.

- Tạt chống sốc cho tôm: VITA ANTI TRESS  liều 1kg/1.000m3 nếu thấy có sự bất thường hoặc dấu hiệu tôm bị sốc môi trường.
 
5. Kiểm tra chỉ tiêu pH nước

 Trong ao nuôi pH luôn phải đạt từ 7,5-8,5.


- Nước mưa có tính axit, làm rửa trôi phèn từ bờ ao, làm giảm pH nước trong ao.

- Để hạn chế giảm pH trong ao nuôi khi trời mưa: Rải vôi dọc bờ ao trước khi trời mưa (rải khô), khoảng 10kg CaO/100m bờ. Sau khi mưa, nên hoà vôi CaCO3 và Dolomite tạt xuống ao khoảng 5-10kg/1.000 m3 nước

- Kết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.

- Khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống.
 
6. Phương pháp tăng độ kiềm trong ao nuôi


- Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm.

- Ngâm 1/3 Vôi dolomite+ 1/3 vôi Canxi+ 1/3 vôi nóng vào nước ngọt 24 giờ. Sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 8-10 giờ đêm.
 
Khuyến cáo: Để tăng kiềm lên 10ppm thì dùng 15kg Dolomite/1.000m3 nước. Chia ra nhiều lần xử lý và nâng kiềm lên dần dần sẽ tốt hơn xử lý một lần có thể làm tôm bị sốc.

Nếu ao có kiềm quá thấp thì tốt nhất bổ sung thêm 5kg bột soda/1.000m3 khi xử lý vôi.
 
7. Quản lý tảo đối với ao có độ mặn thấp và mưa nhiều

Khi độ mặn trong ao thấp, đặc biệt ao có độ mặn thấp hơn 7-8 %thì đây là điều kiện tốt cho các thành phần tảo xấu phát triển như: tảo lam, tảo mắt… Khi các thành phần tảo này phát triển và thời tiết biến động, mưa nắng liên tục sẽ dẫn đến nguy cơ:

- Tảo thường xuyên nở hoa và tàn lụi.

- pH dao động mạnh trong ngày.

- Tôm thường bị đóng rong.

- Thường thiếu oxy vào sáng sớm.

- Tôm dễ bị đen mang, vàng mang.
 


Giải pháp khống chế và xử lý nếu xảy ra các hiện tượng này:

- Giảm thức ăn và kiểm soát kỹ cho ăn. Chúng ta cần lưu ý là tôm Sú ăn đáy, khi thời tiết biến động, tôm giảm ăn và thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao, chuyển hóa thành chất thải dễ gây phú dưỡng nước ao và là nguồn dinh dưỡng của tảo độc và vi khuẩn phát triển mạnh. Tôm Sú dễ bị mắc các bệnh vi khuẩn và ký sinh trùng.

- Cắt bớt tảo:

Chú ý kiểm tra tôm cứng vỏ đều, hoặc không trong chu kỳ lột xác đồng loạt trước khi xử lý.


- Sử dụng sản phẩm ZOCO POWER, với liều 0,5-0,7ppm. Xử lý vào lúc 11-12 giờ trưa. Chọn 1/2 diện tích ao về phía cuối gió để tạt, chú ý lúc trời nắng gắt. Không quạt nước khi xử lý, sau 15 phút mới mở quạt nước trở lại.

- Vớt bọt tảo tàn sau khi sử dụng thuốc.

- Lặp lại lần 2 sau 48 tiếng nếu màu nước chưa nhạt bớt.

- Sử dụng 5kg AQUAZEX-DS trộn 200ml QUILA YUCCA (hoặc 200g DOSORB) đánh xuống ao sau 24 giờ xử lý nhằm ngăn chặn khí độc và kết lắng lơ lửng trong nước.

- Chú ý bổ sung AQUAMIN vào buổi tối lúc 19 giờ, vì khả năng tôm sẽ lột xác nhiều sau khi xử lý.

- Tạt chống sốc cho tôm: VITA ANTI TRESS liều 1kg/1.000m3.

- Chú ý bổ sung CALCI-PVITA ANTI TRESS vào thức ăn, giúp cứng vỏ, chắc thịt và sắc tố tốt.
 
8. Quản lý nước đục sau các đợt mưa


- Nước ao thường có màu đục phù sa sau các đợt mưa kéo dài.

- Nước đục và độ trong giảm còn < 25cm sẽ dẫn đến việc hạn chế ánh sáng xuyên xuống nước, cản trở sự quang hợp của tảo, hạn chế tảo phát triển, làm thiếu oxy trong ao, tôm dễ nổi đầu.

- Phèn rửa trôi từ bờ ao sau mưa và phù sa bám vào mang tôm làm cho tôm hay bị sưng hoặc vàng mang.

Tự thiết kế và thực hiện đĩa Secchi để kiểm tra thường xuyên độ trong trong ao nuôi tôm Sú.
 
Giải pháp cho vấn đề này như sau:

- Sau các cơn mưa phải bón vôi như hướng dẫn bên trên.

- Sử dụng AQUAZEX-DS liều 7-10kg/1.000m3 nước sau các đợt mưa và nước bị đục nặng.

- Sử dụng THIO-CLEAR với liều 200g/1.000m3 trước và sau các đợt mưa nhằm giải quyết vấn đề phèn trong ao sau các cơn mưa. (Tôm Sú thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố phèn trong ao).

- Tạt chống sốc cho tôm: VITA ANTI TRESS liều 1kg/1.000m3.
 
9.  Quản lý các khí độc NH3, H2S, CH

- Kiểm soát kỹ khẩu phần thức ăn theo từng cử cho ăn.

- Cần có ao xử lý để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối.

- Sử dụng định kỳ men vi sinh ECOSEN + ENVISO xen kẽ 3-5 ngày/lần (tùy mật độ nuôi và tuổi tôm).

- Nếu hệ thống ao có hố si-phon thì định kỳ si-phon đáy ao, hút chất thải ra ngoài. Nếu ao không thể si-phon thì chú ý bố trí quạt để diện tích đường ăn rộng và chất thải gom gọn giữa ao. Tăng quạt nước và tăng oxy sẽ giảm độc cho tôm.

Chú ý: Đối với quạt lá, khi lắp quạt nếu muốn quạt đánh nước tơi hơn, oxy hòa tan tốt hơn thì chỉ cho ngập ½ lỗ đầu tiên. Nếu muốn đạp nước mạnh thì cho ngập 1,5 lỗ. Căn cứ vào đây để bố trí lắp quạt hợp lý.

- Ổn định pH trong khoảng 7,8-8,0. NH3 cao thì khống chế pH, H2S cao thì nâng pH để giảm độc cho tôm. NO2 cao thì chú ý treo thêm muối ăn đối với các ao có độ mặn thấp. Liều 25kg/1.000m3, chia thành các túi nhỏ treo trước giàn quạt nước.

- Định kỳ kiểm tra nồng độ NH3, H2S, NO2- (NO2- thường xuất hiện trong ao có độ mặn <10 ppt ).



Dấu hiệu tôm nhiễm khí độc: Thân tôm thường có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn. Nếu bệnh nặng có thể tấp bờ, chết rải rác đến hàng loạt.
 


Bài viết được thực hiện bởi: Bộ phận kỹ thuật Công ty CP Thủy sản Bình Minh


 

Trở về
Thông tin khác

Ứng dụng sản phẩm

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi