Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi công nghiệp tại Ấn Độ mới xuất hiện một bệnh mới có nguyên nhân do vi khuẩn được gọi là "bệnh trắng từng mảng" ("white patch disease"- WPD).
Sau khi bệnh xuất hiện trong ao nuôi, nó sẽ nhanh chóng lây lan ra toàn bộ ao nuôi và gây tỷ lệ tôm chết lên đến hơn 70%.
Các triệu chứng chính của bệnh này là xuất hiện các mảng màu trắng đục trên phần đầu ngực của tôm, xuất hiện các dấu hiệu của hoại tử, đôi khi có màu trắng xanh, tôm ăn ít và phần cơ đuôi thường có màu trắng nhạt.
Nguyên nhân của bệnh WPD được xác định là do một loài vi khuẩn hình roi có tên khoa học là Bacillus cereus gây nên.
>> Các triệu chứng của bệnh này rất giống với bệnh hoại tử cơ, trắng đuôi, đục cơ trên tôm. Hiện tại, có nhiều nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh đục cơ trên tôm thẻ chân trắng là do tôm bị bệnh, ví dụ như do nhiễm vi bào tử trùng (Microsporidian), hay virus (IMNV, PvNV) hay do nhiễm vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio (bệnh trắng đuôi do Vibrio harveyi được đặt tên là "bệnh trắng đuôi do vi khuẩn" (BWTD - bacterial white tail disease). Ở vùng nuôi có độ mặn tương đối cao (25 - 35‰), tôm chuyển sang trắng đục ở một số bộ phận trên cơ thể, nhưng nguyên nhân không phải do stress mà thường do vi bào tử trùng (Microsporidian). Ngoài ra, tôm nhiễm virus gây hoại tử cơ (IMNV - infectious myonecrosis virus), hay bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng do nodavirus (PvNV - Penaeus vannamei nodavirus). Hai loại virus IMNV và PvNV có nhiều đặc điểm giống với nodavirus gây bệnh trắng đuôi (WTD - white tail disease) trên tôm càng xanh (MrNV - Macrobrachium rosenbergii nodavirus). Cả hai loại virus này đầu tiên đều tấn công vào phần cơ tôm và có biểu hiện lâm sàng giống nhau là làm trắng hoặc đục ở đốt cơ đuôi trên họ tôm he. Các điểm hoại tử nhỏ bắt đầu ở phần đuôi rồi sau đó lan dần ra toàn thân. Tỷ lệ chết tích lũy khá cao, khoảng 40 - 70%.
Nguồn: Aquanetviet.org