FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Bệnh vi bào tử trùng trên tôm thẻ chân trắng

Kể từ khi Cục thủy sản (Department of Fisheries) – thuộc Bộ Nông Nghiệp Thái Lan (Ministry of Agriculture and Cooperatives) cho phép nhập khẩu tôm chân trắng để nuôi thương phẩm vào năm 2012, sản lượng tôm chân trắng nuôi thâm canh đã tăng trưởng dữ dội.
 
Bất chấp ảnh hưởng của bệnh tôm do virus như đốm trắng, đầu vàng và Taura – nguyên nhân gây thất mùa nghiêm trọng tại một số vùng nuôi - sản lượng tôm chân trắng năm 2009 đã đạt đến 540.000 tấn.
 
Một bệnh khác là bệnh vi bào tử trùng gây ra bởi ký sinh trùng Microsporidian mặc dù không có tỷ lệ chết nghiêm trọng nhưng tôm bị nhiễm bệnh thường có màu sắc cơ trắng đục đã gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể cho người nuôi. Tần suất phổ biến cao của bệnh do vi bào tử trùng đối với các quần thể tôm hoang dã đã được báo cáo phát hiện trên một số giống tôm he. Tôm bệnh được xác định bằng dấu hiệu biến đổi màu sắc cơ thịt sang dạng trắng sữa hoặc mờ đục. Tôm bệnh do vi bào tử trùng được biết đến với tên tiếng Anh là “cotton shrimp” (tôm bông gòn) hoặc “Milky shrimp” (tôm sữa) và tiếng Thái là “White back” (tôm lưng trắng) (Donyadol và cộng sự, 1985; Limsuwan, 1991; Flegel và cộng sự, 1992). Ở Thái Lan, vi bào tử trùng phân lập từ tôm sú (Black tiger shrimp – Penaeus monodon) và tôm bạc thẻ (banana shrimp – Penaeus merguiensis) bị bệnh bước đầu được xác định là Agmasoma (Thelohania) panaei (Flegel và cộng sự, 1992). Trên tôm chân trắng, bệnh do vi bào tử trùng được báo cáo từ những ao nuôi thâm canh ở khu vực ven biển vào năm 2006.
 
DẤU HIỆU LÂM SÀNG

Tôm được phát hiện nhiễm vi bào tử trùng microsporidian lần đầu vào giai đoạn 15 – 20 sau khi thả giống trong ao nuôi thịt. Tôm nhiễm bệnh có nhiều phần trên cơ thể chuyển sang màu trắng đục hay màu sữa. Khi tôm lớn dấu hiệu lâm sàng này càng dễ dàng quan sát hơn, đặc biệt ở phần lưng từ gan tụy đến phần giữa thân. Tuy nhiên, vài con cũng bị đục cơ ở phần đốt cuối cơ thể (Hình 01). Những đám, vệt lớn màu trắng đục trên những con tôm bị nhiễm bệnh cho thấy chúng thay thế cơ thịt cũng như những cơ quan khác như gan tụy, dạ dày và cơ quan bạch huyết (Lymphoid organ) (Hình 02).


Hình 01                                                                                              Hình 02

Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy mỗi túi bào tử chứa (sporophorous vesicle) chứa tám bào tử  Thelohania hoặc Agmasoma (Hình 03) tương tự như vi bào tử trùng microsporidian trong báo cáo trước đây trên tôm sú của tác giả Limsuwan (1991), Flegel và cộng sự (1992). Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy những khối lớn màu trắng chứa nhiều túi bào tử.


Hình 03

SỰ THAY ĐỔI MÔ BỆNH HỌC CỦA TÔM BỊ NHIỄM VI BÀO TỬ TRÙNG

Sự thay đổi mô bệnh học trên những con tôm bị bệnh từ hệ gan tụy và cơ thịt của nhóm tôm bị nhiễm bệnh sau 30 ngày thả nuôi cho thấy những đám màu trắng lớn của vi bào tử trùng microsporiadian dần dần thay thế hệ gan tụy và các cơ quan khác bao gồm dạ dày và phần cơ bụng trong khi nhóm những con tôm bị nhiễm vi bào tử trùng ở phần cơ cho thấy cơ bị thay thay thế dần bởi vi bào tử trùng. Ở giai đoạn 45, 60, 75, 90, 105 và 120 ngày tuổi thay đổi mô bệnh học cho thấy sự lây nhiễm vi bào tử trùng càng trở nên nghiêm  trọng hơn khi chúng gần như thay thế hoàn toàn hệ gan tụy. Ống gan tụy của những con tôm bị nhiễm bệnh nặng bị giãn rộng và hoại tử.

SỰ LƯU HÀNH VÀ TÍNH NGHIÊM TRỌNG CỦA BỆNH

Sự lưu hành của bệnh vi bào tử trùng được quan sát trong 03 ao nuôi tôm thâm canh tôm thẻ chân trắng không xử lý nước để loại bỏ cá khi thả nuôi cho thấy tỷ lệ lưu hành bệnh cao nhất là 25 – 28% ở giai đoạn 60 ngày tuổi (Bảng 1). Sau đó, tỷ lệ bệnh giảm nhẹ ở giai đoạn 80 – 90 ngày tuổi và đột ngột suy giảm nhanh chóng ở giai đoạn 105 ngày tuổi. Khi tôm được thu hoạch, tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ còn 3.0 – 4.2%. Sau khi bệnh xuất hiện lần đầu tiên sau thả giống 15 – 20 ngày, số lượng tôm nhiễm bệnh qan sát được ngày càng tăng cho đến 60 ngày tuổi có thể bởi vì ở tôm lớn thì vi bào tử trùng thay thế phần lớn cơ thịt và các cơ quan khác, do đó mà những mảng trắng đục sẽ dễ dàng quan sát hơn trên tôm còn nhỏ. Điều này rất đáng quan tâm vì tỷ lệ phần trăm tôm bệnh quan sát trong sàng ăn tăng trong suốt vụ nuôi. Tôm bị nhiễm vi bào tử trùng microsporodian nặng thường bị mềm vỏ và chậm lớn hơn những con tôm mạnh khỏe. Tỷ lệ phần trăm tôm bị nhiễm bệnh trong sàng ăn và trong chài kiểm tra cũng được so sánh, kết quả chỉ ra rõ ràng rằng tỷ lệ phát hiện tôm bệnh trong chài thắp hơn rất nhiều so với tỷ lê tôm bệnh trong sàng ăn. Điều này cho thấy những con tôm bị bệnh thì không thể cạnh tranh với những con tôm mạnh khỏe trong thời gian cho ăn, vì thế chúng thường tìm đến sàng ăn. Chính vì thế mà việc đánh giá tỷ lệ tôm bệnh bằng cách chài sẽ chính xác hơn là đánh giá qua sàng ăn.


Bảng 01 – Tỷ lệ nhiễm bào tử trùng microsporidian trên tôm chân trắng trong 120 ngày nuôi
 
Ngày tuổi 45 60 75 90 105 120
Ao A B A B A B A B A B A B
1 19.1 1.4 25.5 2.2 23.0 1.9 16.9 1.6 4.5 1.3 2.1 0.9
2 16.5 2.1 23.2 2.1 23.6 1.5 19.8 1.7 6.7 1.3 3.4 0.8
3 20.1 2.5 26.3 2.2 22.0 1.8 18.2 1.3 6.3 0.9 2.8 0.5
 
 
Chú thích:
A – Vi bào tử trùng nhiễm trên hệ gan tụy và cơ lưng bụng.
B – Vi bào tử trùng chỉ nhiễm trên cơ lưng bụng
 
Tỷ lệ lưu hành bệnh đat đến 28% ở ao 03 sau 60 ngày thả nuôi. Sau 60 ngày, những con tôm bị nhiễm bệnh nặng sẽ chết dần vì các cơ quan bao gồm hệ gan tụy, cơ quan bạch huyết, dạ dày và cơ lưng bụng bị hư tổn nghiêm trọng dẫn đến việc suy giảm chức năng sinh lý bình thường của tôm và bị ăn bởi những con tôm khỏe mạnh khác. Hơn nữa, sau 60 ngày thì không còn xuất hiện tôm mới bị nhiễm bệnh do đó tỷ lệ nhiễm bệnh không gia tăng khi chài kiểm tra và khi thu hoạch thì không phát hiện dấu hiệu lâm sàng ban đầu của tôm bị nhiễm bệnh mặc dù nước từ ao chứa được sử dụng để thay nước trong quá trình nuôi không được xử lý.

Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng sự nhiễm vi bào tử trùng xảy ra sau giai đoạn lây nhiễm bào tử ở giai đoạn tôm giống (bào tử bị ăn bởi tôm giống). Điều kiện môi trường trong giai đoạn giống phù hợp hơn cho sự lây nhiễm vi bào tử trùng so với điều kiện môi trường sau 60 ngày thả nuôi hoặc cũng có thể tôm lớn có khả năng đề kháng tốt hơn với vi bào tử trùng.

ẢNH HƯỞNG CỦA BỆNH ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

Báo cáo của Prasertsri và cộng sự cho thấy tôm thẻ chân trắng bị nhiễm vi bào tử trùng trên gan tụy và trên cơ bụng đều có trọng lượng thấp nhất một cách có ý nghĩa so với tôm chỉ bị nhiễm trên cơ bụng và tôm khỏe mạnh tại thời điểm lấy mẫu là giai đoạn 45 ngày sau khi thả giống và trong suốt thời gian 120 ngày nuôi. Tôm chỉ bị nhiễm vi bào tử trùng trên cơ bụng thì có trọng lượng thấp hơn một cách có ý nghĩa so với tôm mạnh khỏe. Tôm bị bệnh nặng, đặc biệt là với những con bị nhiễm trên cả hệ gan tụy và cơ thì bị mềm vỏ và chậm phát triển hơn so với những nhóm còn lại. Mặc khác những con tôm bị bệnh nặng rất yếu vì vi bào tử trùng đã xấm chiếm phần lớn hệ gan tụy và những cơ quan cần thiết cho sự sống quan trọng khác. Chính vì thế mà tôm sẽ giảm ăn, giảm trao đổi chất và chậm phát triển. Khi tôm vào giai đoạn tuổi 75 – 105 ngày, tỷ lệ lưu hành bệnh giảm rõ rệt trong chài kiểm tra vì chúng đã chết dần và bị ăn thịt bởi những con tôm khỏe mạnh. Sau khi thu hoạch vào ngày 120, sản lượng và tỷ lệ sống có liên quan đến tỷ lệ cảm nhiễm vi bào tử trùng. Ao 2 có sản lượng cao nhất vì tỷ lệ cảm nhiểm thấp nhất.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG

Calcium hypochloride (chlorine) ở nồng độ 18 mg/l (ppm) dùng sử lý nước có hiệu quả đối với bào tử microsporidian. Tỷ lệ lưu hành bệnh khách biệt có ý nghĩa giữa ao được xứ lý nước (5,4%) so với ao không xử lý nước (25,2%). Tuy nhiên, một số bào tử vi bào tử trùng vẫn sống sót bất chấp tác dụng của chlorine (Limsuwan và cộng sự, 2008). Hàm lượng cao của cặn bã và vật chất hữu cơ có thể làm giảm độc lực của chlorine và qua đó cũng giảm tác dụng tiêu diệt các giai đoạn cảm nhiễm của vi bào tử trùng. pH cao cũng là nguyên nhân làm giảm độc lực của chlorine (Zillich, 1972; Floyd, 1979). Giải pháp ngăn ngừa bệnh này bao gồm cả việc loại bỏ những vật chủ trung gian mang mầm bệnh đặc biệt là các loài cá trong những vùng nuôi tôm đã bùng phát bệnh trước đó trước khi thả giống.


Bài viết được thực hiện bởi: GSTS Chalor Limsuwan – Trung tâm nghiên cứu thương mại thủy sản (ABRC) - Khoa thủy sản – Trường Đại học Kasesart – Thailand

Nguồn: http://www.asianaquaculturenetwork.com

Lược dịch bởi:
KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi