Biện pháp ngăn ngừa bệnh đốm trắng trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Bệnh đốm trắng – White spot disease (WSD) thường được biết đến với tên gọi virus đốm trắng – White spot syndrome virus (WSSV) - là một mầm bệnh tối quan trọng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới. Bệnh đốm trắng lần đầu tiên được báo cáo từ trang trại nuôi tôm ở Miền Bắc Đài Loan vào năm 1992 và Nhật Bản vào năm 1993. Sau đó, bệnh này đã là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng rộng khắp ngành công nghiệp nuôi tôm ở các quốc gia khác tại Châu Á và Châu Mỹ La – Tin (bảng 01). Tại Thái Lan, bệnh đốm trắng lần đầu tiên được báo cáo trên tôm sú tại các tỉnh Miền Đông và Miền Nam ở các khu vực nuôi dọc bờ biển của Vịnh Thái Lan và biển Andaman vào cuối năm 1994. Tỷ lệ chết của tôm bị nhiễm virus đốm trắng lên tới 100% sau 3 – 10 ngày kể từ khi chúng bị nhiễm bệnh.
Bảng 01 - Bảng tổng hợp trình tự bùng phát bệnh đốm trắng ở các trang trại nuôi tôm tại Châu Á và Châu Mỹ Latin
Hình 1 - Hình tôm sú bị bệnh đốm trắng
Hình 2 - Tôm thẻ chân trắng bị bệnh đốm trắng
Hiện nay, việc phòng ngừa bệnh đốm trắng được thực hiện bằng việc ứng dụng hệ thống an toàn sinh học (biosecurity system) bao gồm sát trùng ao nuôi, xử lý nước bằng chlorine nhằm loại trừ các loài giáp xác hoang dã và những sinh vật không mong muốn khác trước khi thả giống, làm hàng rào ngăn ngừa cua còng – vật chủ có thể mang mầm bệnh đốm trắng vào ao nuôi và giăng lưới ngăn ngừa chim. Tuy nhiên, con giống không mang mầm bệnh đốm trắng mới quyết định vụ nuôi thành công. Kỹ thuật xét nghiệm bằng phương pháp PCR đã được áp dụng để kiểm tra virus gây bệnh đốm trắng trên cả tôm bố mẹ lẫn tôm giống. Các kỹ thuật phối hợp này đã giúp giảm thiểu được sự bùng phát dịch bệnh đốm trắng trừ mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2 khi nhiệt độ nước ở Miền Trung và Miền Đông tại những vùng nuôi giảm thấp hơn mức tối ưu 28 – 30 độ C, đây cũng là trường hợp của các tỉnh Miền Nam trong giai đoạn gió mùa từ thàng 10 – 12. Người nuôi vẫn phải đối mặt với tình trạng bùng phát dịch bệnh đốm trắng mặc dù tôm giống đã được kiểm tra không mang mầm bệnh đốm trắng bằng kỹ thuật PCR và tôm được nuôi trong hệ thống an toàn sinh học như đã mô tả bên trên. Điều này chỉ ra rằng tôm giống có thể nhiễm mầm bệnh đốm trắng mà không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh vì nhiệt độ cao - dao động trong khoảng 29 ± 10C - làm cho tình trạng chết không xảy ra do mặc dù virus vẫn sống trong tôm bị nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra, việc tôm giống sau khi được thả nuôi ở điều kiện nhiệt độ thấp sau vài ngày thì bệnh đốm trắng bùng phát diễn ra trong nhiều năm. Do đó mà nhiệt độ nước được lưu ý đến như là một trong những yếu tố môi trường quan trọng nhất có ảnh hưởng đến bệnh đốm trắng (Limsuwan, 2000; Fegan và Clifford, 2001; Rahman và cộng sự, 2007).
Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Trung Tâm nghiên cứu thủy sản – Khoa thủy sản – Trường Đại Học Kasesart để đánh giá ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ 32 ± 10C đối với sự lây nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn PL15 và tôm giống (5-6 gram).
CHI TIẾT THÍ NGHIỆM (Click để xem chi tiết các thí nghiệm trên ấu trùng và tôm giống)
GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH
Và mùa đông ở Thái Lan từ tháng 11 đến giữa tháng 2, hầu hết vùng nuôi ở các tỉnh miền trung và miền đông có nhiệt độ thấp vào sáng sớm, dao động trong khoảng 23 – 25 độ C và 26 – 28 độc C vào buổi chiều, trong khi đó các tỉnh miền nam không có dao động nhiệt độ lớn giữa sáng và chiều trong thời gian gió mùa từ tháng 10 đến tháng 12 nhưng nhiệt độ cũng ở mức thấp từ 25 – 27 độ C vì mưa thường diễn ra suốt cả ngày. Mặc dù các biện pháp an toàn sinh học kết hợp với việc nuôi không thay nước đã được áp dụng trong 60 ngày đầu thả giống nhưng WSSV vẫn bùng phát trong vòng 30 ngày đầu, đặc biệt trong vùng có mùa đông kéo dài. Để giải quyết vấn đề nhiệt độ trong các ao nuôi thịt là không thể thực hiện ở hầu hết các trang trại nuôi. Mặc khác, việc kiểm soát nhiệt độ ở mức 32 ± 10C trong các trại ương là hết sức dễ dàng bởi các thiết bị. Không có nhiều trại giống chú ý việc nâng nhiệt độ lên mức 32 ± 10C, họ thường giữa giống ở nhiệt độ bình thường 28 – 30 độ C, thậm chí nhiều trại còn ương giống ở mức nhiệt thấp hơn vì họ không có các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ. Biện pháp hoàn hảo nhất để phòng tránh bệnh đốm trắng là duy trì đàn giống trong trại giống ở mức nhiệt độ 32 ± 10C trong 07 ngày trước khi chuyển chúng ra ao nuôi.
Bên dưới là một số hình ảnh các ao nuôi tôm với biện pháp phòng bệnh đốm trắng
Hình 3 - Ao nuôi phủ bạt nylon ở Peru nhằm mục đích duy trì nhiệt độ cao trong mùa đông để phòng bệnh đốm trắng. Bạt phủ suốt vụ nuôi đã ngăn ngừa hoàn toàn bệnh đốm trắng, tuy nhiên lại dẫn đến hệ số thức ăn cao. Vì nhiệt độ càng cao tôm chân trắng ăn càng nhanh và bài tiết càng nhanh nhưng không hấp thu được chất dinh dưỡng có trong thức ăn (click để xem chi tiết).
Hình 4 - Vì hệ số thức ăn cao, các vụ nuôi sau đó, bạt được mở ra sau 45 ngày thả nuôi nhằm cân bằng nhiệt độ ngoài trời, giảm thấp nhiệt độ trong ao nuôi, qua đó giải quyết được tình trạng hệ số thức ăn cao trong vụ tước.
Một số hình ảnh khác bên dưới cho thấy các ao nuôi phủ bạt bên trên trong suốt mùa đông ở Trung Quốc để ngăn ngừa bệnh đốm trắng.
Tác giả: Dr. Chalor Limsuwan – Trường Đại học Kasesart – Thái Lan – How to prevent White Spot Syndrome Virus in Farm – Rised Pacific White Shrimp.
Nguồn bài viết: http://www.asianaquaculturenetwork.com
Nguồn hình ảnh: Hình ảnh được cung cấp bởi Dr. Chalor Limsuwan – Đại học Kasesart – Thái Lan – Presentation Global Shripm + White Shrimp culture.
Lược dịch bởi: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN – Công ty VinhthinhBiostadt
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542