FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Hội chứng EMS/AHPNS: Một bệnh gây ra bởi vi khuẩn

Tóm tắtNgành công nghiệp nuôi tôm ở châu Á đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay còn được gợi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS). Các nghiện cứu được tiến hành bởi Phòng nghiên cứu Bệnh học thuỷ sản trường Đại học Arizona, Mỹ (UAZ-APL) đã xác định rằng hội chứng hoại tử gạn tuỵ AHPNS được gây ra bởi 1 dòng đặc biệt của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có khả năng sản sinh độc tố gây nên tổn thương gan tuỵ của tôm. Mô sống và mô tươi (không động lạnh) của tôm nhiễm bệnh có thể là nguồn lan truyền bệnh, tuy nhiên, mầm bệnh AHPNS trong mô tôm bị bất hoạt bởi sự đông lạnh và rã đông. Không có bằng chứng cho thấy tôm nhiễm AHPNS có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu thụ. 

Giới thiệu

Ngành công nghiệp nuôi tôm của châu Á cung cấp sản lượng nuôi tôm chủ yếu cho sản lượng tôm nuôi thế giới. Bắt đầu vào khoảng năm 2009, một bệnh mới xuất hiện được đặt tên là “Hội chứng tôm chết sớm- EMS” hoặc  hội chứng hoại từ gan tuỵ cấp –AHPNS đã gây ra thiệt hai lớn cho các trang trại nuôi tôm ở miền nam Trung Quốc. Cho đến năm 2012, bệnh đã lan rộng sang Việt Nam, Malaysia, và Thái Lan và gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho các trang trại về mặt sản lượng và cả lợi nhuận; hậu quả của vấn đề dịch bệnh này còn gây ra cả các vấn đề về công ăn việc làm, các vấn đề về xã lội, và ảnh hưởng đến nguồn cung tôm thịt cho thị trường tôm thế giới và ảnh hưởng đến giá tôm trên phạm vi toàn cầu. 

Bệnh học

Bệnh AHPNS thường xuất hiện trong vòng 45 ngày đầu sau khi thả tôm đối với cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Dấu hiệu bên ngoài của tôm bệnh có thể được kiểm tra ngay tại ao bằng cách lột và quan sát gan tuỵ của tôm bệnh. Tôm vừa chớm bệnh thường thường có gan tuỵ nhạt màu và teo nhỏ đến 50% kích thước hoặc hơn. Ở giai đoạn trễ của bệnh, trong gan tuỵ có thể xuất hiện các đốm đen do sự melanine hoá của các tế bào máu trong các ổ vtụ máu trong gan tuỵ. Tỷ lệ chết trên tôm bệnh có thể đến 100% trong vài ngày sau khi bệnh xuất hiện.

Phân tích mô bệnh học của tôm nhiểm AHPNS cho thấy có sự hoại tử cấp của gan tuỵ diễn tiến từ trong ra ngoài gan tuỵ với sự hư hại chức năng của các tế bào biểu mô ống lượn gan tuỵ. Các tế bào biểu mô này bị bong tróc ra khỏi thành ống gan tuỵ và bị hoại tử. Ở gia đoạn trễ của bệnh, có sự tụ các tế bào máu trong giữa các ống gan tuỵ hoặc trong những ống gan tuỵ và có cả các ổ viêm do vi khuẩn thứ cấp tấn công.  Kiểu bệnh tích này gợi ý rằng bệnh tích của AHPNS trên gan tuỵ ban đầu được gây ra bởi độc tố. 

9506959418_6400875a01_o.jpg

Hình: Dấu hiệu tôm bệnh AHPNS bao gồm dạ dày không có thức ăn (mũi tên bên trái), gan tụy teo có màu nhạt và không có thức ăn trong ruột.

Các nghiên cứu sơ khởi

Hai phương pháp tiếp cận chính được thực hiện bởi Phòng nghiên cứu bệnh học thuỷ sản trường ĐH Arizona (UAZ-APL) nhằm xác định nguyên nhân của bệnh AHPNS. Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các nhà nghiên cứu của UAZ-APL tìm kiếm các nguồn chất độc có thể có trong nước, bùn đáy ao, và cả tao trong ao. Thức ăn tôm và cả các hoá chất diệt tạp thường được sử dụng trong ao tôm cũng được phân tích. Theo hướng nghiên cứu thứ hai, các nhà nghiên cứu tập trung vào khả năng của AHPNS được gây ra bởi các yếu tố lây nhiễm. Tôm đông lạnh thu từ Việt Nam trong năm 2011 và 2012 được dùng cho các thí nghiệm lây nhiễm này. Tuy nhiên, không một nghiên cứu nào trong số các nghiên cứu nêu trên có thể chứng minh được nguyên nhân của bệnh AHPNS. Bởi vì các nghiên cứu gây bệnh sử dụng tôm nhiễm bệnh đông lạnh không thể lây được bệnh sang tôm khoẻ, UAZ-APL đã tiến hành nhiều thí nghiệm lây nhiễm tại vùng dịch của bệnh AHPNS tại Việt Nam. Trong số các thí nghiệm này, thí nghiệm lây nhiễm bằng phương pháp cho tôm khoẻ 1. ăn mô tươi tôm bệnh, 2. nuôi chung tôm bệnh và 3. Ngâm tôm khoẻ trong hỗn hợp vi khuẩn phân lập từ dạ dày tôm bệnh có thể lây bệnh AHPNS sang cho tôm khoẻ. Hỗn hợp vi khuẩn gây được bệnh AHPNS được bảo quản và đem về UAZ-APL cho các thí nghiệm tiếp theo nhằm xác định chính xác dòng vi khuẩn gây bệnh.

Thí nghiệm lây nhiễm thực hiện tại UAZ-APL

Kỹ thuật gây bệnh bằng phương pháp ngâm và bơm ngược hậu môn (reserve gavage) được sử dụng cho các thí nghiệm tiến hành tại UAZ-APL. 3 thí nghiệm độc lập được tiến hành. Thí nghiệm 1 nhằm xác nhận lại kết quả thí nghiệm lây nhiễm bằng hỗn hợp vi khuẩn từ dạ dạy tôm với phương pháp ngâm. Thí nghiệm 2 được tiến hành với các dòng thuần vi khuẩn được phân lập từ hỗn hợp vi khuẩn từ dạ dày tôm. Thí nghiệm 3 được tiến hành với dòng thuần của vi khuẩn gây được bệnh từ thí nghiệm 2 và kỹ thuật bơm ngược hậu môn với môi trường canh được cấy vi khuẩn gây bệnh và được lọc vô trùng. 

Kết quả cảu các thí nghiệm trên cho thấy thí nghiệm ngâm với hỗn hợp vi khuẩn từ dạ dày cho thấy bệnh thấy thí tôm thí nghiệm nhiễm bệnh và chết hàng loạt, phân tích mô bệnh học cho thấy bệnh tích trên tôm thí nghiệm có bệnh tích hoàn toàn giống tôm của tôm nhiễm bệnh thu từ các ao tôm bệnh ở Việt Nam. Một dòng thuần của vi khuẩn phân lập từ hỗn hợp vi khuẩn dạ dày tôm cũng gây được bệnh tích điển hình của tôm nhiễm AHPNS. Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy dòng thuần vi khuẩn này có thể được phân lập lại từ tôm thí nghiệm lây nhiễm bằng phương pháp ngâm và dung dịch môi trường canh được nuôi cấy dòng thuần vi khuẩn này và lọc vô trùng có thể tạo được bệnh tích AHPNS trên tôm thí nghiệm với phương pháp bơm ngược hậu môn. Các thí nghiệm trên chứng minh được chỉ có một dòng vi khuẩn đặc biệt có thể được phân lập từ dạ dày tôm và dòng vi khuẩn này có khả năng sản sinh độc tố gây hư hại gan tuỵ của tôm thí nghiệm. 

Kết quả các thí nghiệm này một lần nữa xác nhận bệnh tích ban đầu cảu tôm bệnh AHPNS được tạo bởi độc tố như là các nghiên cứu trước đây của UAZ-APL. Sử dụng các phương pháp sinh hoá và sinh học phân tử, dòng vi khuẩn duy nhất gây được bệnh AHPNS được định danh là 1 dòng của vi khuẩn Vibiro parahaemolyticus.

Các vấn đề về sức khoẻ người tiêu thụ và an toàn sinh học

Một vài dòng hiếm hoi của Vibrio parahaemolyticus có khả năng mang gene gây dung huyết và gây bệnh đường ruột trên người sử ăn thuỷ sản nhiễm khuẩn không được nấu chín. May mắn rằng dòng vi khuẩn gây bệnh AHPNS này không mang các gene độc kể trên và không sản sinh các độc tố gây ngộ độc thực phẩm trên người. Do đó, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ từ tôm ở các nước có AHPNS có thể không cao hơn tôm từ các nước không có AHPNS. Bởi vì AHPNS đã được UAZ-APL chứng minh là một bệnh lây, có một mối lo ngại rất lớn của việc dịch bệnh có thể lây lan sang các nước khác. Rất nhiều nghiên cứu của UAZ-APL cho thấy tôm bệnh sống và mô tươi (chưa đông lạnh) của tôm bệnh AHPNS có khả năng lây bệnh cho tôm khoẻ rất dễ dàng qua các thí nghiệm nuôi chung và cho ăn mô tôm. Điều này cho thấy việc di chuyển tôm sống từ các vùng có dịch bệnh AHPNS sang các vùng không có bệnh có thể là một mối nguy cho đến khi một phương pháp kiểm tra nhanh, hiệu quả được phát triển nhằm kiểm tra độ sạch bệnh AHPNS từ các nguồn tôm sống nhập khẩu. Cũng bởi vì mầm bệnh của AHPNS dường như chủ yếu khu trú ở đường tiêu hoá của tôm, tôm hàng hoá từ các nước có AHPNS được bỏ đầu và lấy chỉ ruột có vẻ có mối nguy ít hơn so với tôm để đầu và ruột. Lo ngại về khả năng lây của mầm bệnh AHPNS có thể có từ tôm đông lạnh, UAZ-APL đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm lây nhiễm từ tôm nhiễm bệnh AHPNS đông lạnh thu từ Việt Nam. Tất cả các thí nghiệm này cho thấy tôm đông lạnh không thể gây bệnh được cho tôm khoẻ. Tất cả bằng chứng cho đến thời điểm hiện tại cho thấy tôm đông lạnh không mang mầm bệnh có thể lây. Điều này cho thấy mối nguy của việc lây lan AHPNS từ tôm đông lạnh ở các nước xuất khẩu tôm có AHPNS sang các nước không có AHPNS có vẻ khó xảy ra. 

Nghiên cứu sắp tới

Các nghiên cứu sắp tới sẽ làm rõ vai trò của bacteriophage về khả năng có thể làm tăng độc lực hoặc quyết định độc lực của vi khuẩn gây bệnh AHPNS hay không. Các gene tạo độc tố và độc tố của vi khuẩn gây AHPNS sẽ là mục tiêu để phát triển các phương pháp phát hiện mầm bệnh bằng phương pháp ELISA và PCR. Rất nhiều nghiên cứu để tìm cách khống chế AHPNS hiện đang được tiến hành tại UAZ-APL.

Rất may mắn rằng dòng vi khuẩn đặc biệt gây bệnh AHPNS không tạo ra các độc tố gây ngộ độc thực phẩm trên người. Tất cả các bằng chứng đến thời điểm hiện tại cho thấy mầm bệnh AHPNS trong tôm bị bất hoạt bởi sự đông lạnh và rã đông. 

Nguồn tin: Tác giả chính: Trần Hữu Lộc, Phòng nghiên cứu bệnh học thuỷ sản (UAZ-APL)

Đồng tác giả: Linda Nunan, Rita Redman, Kevin Fitzsimmons, Donald Lightner.

Bài báo đăng trên tạp chí của Liên Minh Nuôi Trồng Thuỷ Sản Toàn Cầu (The Global Aquaculture Alliance), tháng 7-tháng 8, 2013 (Bản dịch tiếng Việt: Trần Hữu Lộc).

Theo: 
http://aquanetviet.org

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi