FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Hỗn hợp khoáng dành cho tôm thẻ chân trắng

Bổ sung khoáng Premix dành cho nuôi tôm thẻ chân trắng ở môi trường có độ mặn thấp

Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei đang dần thay thế tôm sú Penaeus monodon trở thành giống nuôi phổ biến. Một trong những lý do cho sự thay thế này là L. vannamei có thể được nuôi với mật độ cao hơn và nhu cầu thay nước ít hơn, do đó sẽ làm tăng an toàn sinh học.

L. vannamei là một loài euryhaline (loài có khả năng thích nghi độ mặn rất tốt) và có thể được nuôi ở độ mặn từ 0 đến 50ppt, mặc dù chúng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn từ 10 đến 25 ppt. Trong môi trường nuôi có độ mặn thấp hơn, chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ thể tôm và môi trường nước xung quanh dẩn đến nước được hấp thu tự động qua mang và ruột tôm. Do đó tôm gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hấp thu khoáng đa lượng từ nước.
 
Điều này chỉ ra rằng việc bổ sung khoáng thông qua việc cho ăn có thể là một giải pháp. Tuy nhiên, các khoáng này tan rất tốt trong nước do đó giải pháp trên bị hạn chế đi rất nhiều.

Vì vậy, một phương pháp được phát triển đó là trộn khoáng vào thức ăn viên đã cho thấy hiệu quả lưu trữ khoáng. Một thử nghiệm đã cho thấy rằng tôm tăng trưởng tốt ngay cả trong điều kiện độ mặn thấp khi được ăn thức ăn có bổ sung khoáng. 
 
Khả năng rửa trôi của khoáng ra khỏi thức ăn viên

Trong thí nghiệm đầu tiên, 12 mẫu thức ăn với các kiểu trộn khoáng vào thức ăn khác nhau, cùng một công thức 98% các thành phần thức ăn và 2% khoáng. Các mẫu thức ăn sau đó được bỏ vào nước có độ mặn 0 ppt ở 25°C trong một giờ. Các khoáng chất trong thức ăn được phân tích trước và sau khi thử khả năng rửa trôi và bằng cách điều chỉnh ẩm độ và tách toàn bộ khoáng trong thức ăn để phân tích. Mẩu đối chứng (0), không thêm các khoáng chất, cũng được phân tích để thu số liệu của hàm lượng khoáng ban đầu trong các thành phần thức ăn. Các giá trị sẽ cho thấy được tỉ lệ phần trăm hàm lượng khoáng còn được giữ lại của mỗi mẫu sau khi thử khả năng rửa trôi, và có thể nhìn thấy trong hình 1. Rõ ràng là sự rửa trôi rất quan trọng đối với khoáng K và Na, mặc dù chúng ta cũng có thể nhìn thấy một vài mẫu có tỉ lệ bảo toàn cao hơn một số mẫu khác.

















Khả năng hòa tan và khả năng tiêu hóa

Tỉ lệ rửa trôi thấp (tỉ lệ bảo toàn cao) có thể là do khả năng hòa tan thấp của một số khoáng chất, mà điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa các khoáng chất này của tôm. Vì vậy, khả năng  tiêu hóa biểu kiến được kiểm tra đối với các thử nghiệm tăng trưởng (biểu kiến, tức là khả năng tiêu hóa này không đo đếm trực tiếp được mà phải thông qua một chỉ tiêu có thể đo đếm được là tốc độ tăng trưởng). Các kết quả trong bảng 1 cho thấy rõ ràng rằng đối với tất cả các mẫu thức ăn, khả năng tiêu thụ các kháng chất đã được lựa chọn không phải là vấn để.
 
Bảng 1: Tỉ lệ tiêu hóa của các khoáng được lựa chọn K và P trong các khẩu phần ăn khác nhau (ADC =  apparent digestive coefficient – hệ số tiêu hóa) 



















Vật Liệu và Phương Pháp
 
Từ thí nghiệm rửa trôi, công thức trộn tốt nhất được sử dụng cho thử nghệm cho ăn. Bốn công thức trộn được lựa chọn để sản xuất thành các viên thức ăn nhỏ có đường kính khoảng 2mm

Tôm thẻ chân trắng được nhập khẩu từ Thái Lan và được nuôi lớn đến khoảng  2 gam. Sau đó chúng được chuyển đến trạm nghiên cứu  CreveTec-AFT ở Venray và chia ra nuôi trong 20 lưới (thể thích 150L) đặt trong hai bể tách biệt. Tôm được thích nghi với môi trường có độ mặn thấp trong vài tuần.
 
Mỗi bể được nối với một thiết bị biofloc để kiểm soát chất lượng nước. Theo cách này, chất chất nước là như nhau đối với các lưới nuôi. Một bể có độ mặn là 10ppt và bể còn lại có độ mặn là 5ppt.
 
Mỗi lưới nuôi được trang bị băng tải cho ăn. Việc cho ăn sẽ được điều chỉnh hằng ngày theo mức tăng trưởng được ước lượng và tỉ lệ phần trăm sinh khối.
 
 Kết Quả
 
Trong suốt hai tuần đầu tiên (xem bảng 2), tôm được cho ăn liên tục thông qua băng tải cho ăn. Mức tăng trưởng tốt trong tất cả các lần lặp lại. Mức tăng trưởng trung bình chênh lệch giữa 10 ppt và 5 ppt là 4.3%.

Công thức trộn tốt nhất là công thức số 2 và số 4. Riêng  đối với công thức số 4 không có sự khác biệt về mặt tăng trưởng giữa các nồng độ mặn.
 
Những kết quả này chỉ ra rằng tôm thẻ chân trắng có thể dễ dàng tăng trưởng với tỉ lệ tăng trưởng tốt ở nồng độ mặn thấp hơn nếu các khoáng chất được bổ sung trong chế độ ăn của chúng. 
 
Trong tuần 3 và 4, tần suất cho ăn giảm đi chỉ 4 lần một ngày. Điều này dẫn đến việc hấp thu thức ăn chậm hơn, tương tác giữa thức ăn và nước lâu hơn và sự giải phóng khoáng khỏi thức ăn cao hơn. Nồng độ muối của bể số 2 giảm thấp hơn từ 5 xuống 4 ppt.
 
Mức tăng trưởng bị ảnh hưởng một cách tiêu cực bởi tần suất cho ăn giảm đi và giảm xuống còn 1.25g/tuần (xem bảng 3). 


Không có sự ảnh hưởng tiêu cực nào về độ mặn thấp diễn ra, có thể bởi vì tôm thích nghi được với điều kiện này. Mức tăng trưởng tốt nhất thu được ở công thức trộn số 3.
 
Trong tuần 5 và 6, tần suất cho ăn giảm nhiều hơn chỉ 2 lần 1 ngày. 
 
Để hiểu về mức ảnh hưởng của việc rửa trôi khoáng chất trong thức ăn đối với tăng trưởng, thức ăn cho 3 lần lặp lại trong bể số 1 được xử lý trước khi cho ăn. Bốn lưới nuôi cho ăn thức ăn bình thường; bốn lưới nuôi cho ăn thức ăn được ngâm trong nước ngọt 1 tiếng trước khi cho ăn và bốn lưới nuôi cho ăn thức ăn ngâm trong bể nước có độ mặn 10 ppt trong 1 tiếng trước khi cho ăn (xem bảng 4).


 Có sự ảnh hưởng rõ ràng của việc rửa trôi khoáng khỏi thức ăn lên mức độ tăng trưởng, các kết quả chỉ ra rằng sự rửa trôi dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng trong sự tăng trưởng của tôm. Chế đọ ăn với thức ăn ngâm 1 giờ trong nước có độ mặn 10 ppt làm giảm mức độ tăng trưởng 15% và ngâm trong nước ngọt giảm tăng trưởng đến 33%.

Hoạt động tổng thể - Tuần 1 đến 6 (xem bảng 5).

• Nồng độ mặn thấp có ẩn hưởng tiêu cực đến mức độ tăng trưởng.

• Mức độ tăng trưởng tốt nhất nằm ở công thức trộn số 2 đối với 10 ppt và độ mặn thấp.hơn.


Kết Luận
 
Độ mặn của nước ao thấp và tần suất cho ăn giảm đã tác động tiêu cực đến mức tăng trưởng và khả năng sống sót của tôm. Sự bổ sung nhiều loại khoáng chất trong thức ăn đã làm cho tôm vẫn có khả năng tăng trưởng trong các điều kiện trên. Công thức trộn thức ăn số 2 dường như là nguồn cung cấp khoáng tốt nhất cho cả độ mặn 10 ppt và thấp hơn, đã được xác nhận bởi các kết quả trước đó về khả năng rửa trôi và khả năng tiêu hóa. Dựa vào những kết quả này mà một premix khoáng chất cụ thể đã được phát triển bởi công ty Prayon và CreveTec.
 
Ngày Xuất Bản: 11/8/2010
Tác Giả : Eric De Muylder (CreveTec, Belgium)

Bài báo này được xuất bản lần đầu trên tạp chí INTERNATIONAL AQUAFEED (Volume 13 Issue 4 2010) tháng 7 tháng 8,  2010 bởi nhà xuất bản Perendale (Anh). Sự đóng góp này được đánh giá rát cao bởi Engormix.com và các thành viên.
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi