FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Sản phẩm nhân tạo thay thế Artemia trong ương nuôi ấu trùng tôm

Để đáp ứng nhu cầu và duy trì tính bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm, Artemia tổng hợp đã được phát triển và sử dụng như là một dạng an toàn sinh học dùng để thay thế cho Artemia tươi sống trong ương nuôi ấu trùng. Lợi ích chính của Artemia nhân tạo bao gồm các thành phần dinh dưỡng phù hợp, không chứa mầm bệnh và không cần quan tâm tới việc lưu trữ hoặc ấp nở. Artemia nhân tạo luôn luôn ổn định về cung ứng và giá cả, và có thể sử dụng như một phương tiện cung cấp chất kích thích miễn dịch, enzymes và vi sinh vật cho sự phát triển sức khỏe của ấu trùng.

Artemia tươi sống đã trở thành loại thức ăn chủ yếu trong ương nuôi ấu trùng tôm. Chúng đã được chứng minh là thức ăn hoàn thiện cho tôm, chúng dễ dàng quan sát và lơ lửng trong nước nuôi. Trứng nghỉ của chúng (noãn) có thể lưu giữ trong thời gian dài và ấp nở theo nhu cầu để cung cấp một lượng thức ăn tươi sống thuận tiện cho ấu trùng tôm và các loại giáp xác khác. Trong những năm qua, ngành công nghiệp nuôi tôm đã tính toán đầy đủ lượng trứng Artemia thu hoạch và tồn kho để cho phép các nhà cung cấp Artemia đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhưng một vài năm trước, nhu cầu trứng Artemia trên toàn thế giới đã tăng vọt vượt quá nguồn cung. Ngày nay, cùng với nhu cầu tăng cao, sự kết hợp giữa việc hàng tồn kho cạn kiệt và không thể dự đoán trước được lượng thu hoạch đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung sớm hơn nhiều so với dự đoán của ngành công nghiệp.

SẢN XUẤT TRỨNG ARTEMIA TRÊN TOÀN CẦU

Hồ nước mặn Great Salt Lake ở Utah, Mỹ là một trong những nguồn cung cấp trứng Artemia. Năm 2011-2012, lượng trứng thu hoạch đạt khoảng 70% trọng lượng ướt so với vụ thu hoạch 2010 – 2011, nhưng chỉ đạt 55% khối lượng khô - khối lượng chế biến. Lượng trứng thu hoạch được ở Nga và Trung Quốc là rất thấp trong năm 2011-2012. Biển Ariel thu trứng trở lại vào năm 2011-2012, nhưng cũng không đủ để bù cho lượng thiếu tổng thể. Có một lượng trứng được dự trử ở những nơi khách trên thế giới.

Ngược lại, năm 2013-2014 lượng trứng thu hoạch cao. Đó là nhờ vào sự sụt giảm nhu cầu sản xuất giống ở Châu Á do ảnh hưởng bởi bệnh chết sớm ở một số vùng. Năm nay, có thể 5 tháng đầu lượng hàng tồn kho vượt quá nhu cầu. Tuy nhiên, do sự không thống nhất của nguồn cung đã giữ giá ở mức kỷ lục.

TÌNH HÌNH Ở VIỆT NAM

Việt Nam có hơn 500,000 ha ao nuôi tôm, và hơn 3,000 trại giống. Năm 2012, ước tính các trại giống đã sản xuất được 70 tỉ con giống bao gồm: tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei) và tôm sú (Penaeus Monodon). Con số này đã tăng từ 25 tỉ trong hai năm trước.

Bắt đầu vụ sản xuất năm 2012, không còn nguồn dự trử trứng Artemia trong nước Việt Nam. Chỉ có trứng nhập khẩu từ Thái Lan, giá khoảng 110 USD – 140 USD/kg và trứng sản xuất ở Việt Nam là 200 USD/kg với số lượng rất hạn chế. Một số cơ sở không thể sản xuất vì thiếu trứng Artemia.

Để phát triển bền vững ngành công nghiệp nuôi tôm, các trại giống cần phải có sự thay thế trứng artemia một cách rõ ràng.

SỬ DỤNG ARTEMIA

Để phát triển sản phẩm nhân tạo thay thế cho Artemia trong các trại giống, một sự hiểu biết về cách dùng từ Artemia trong các phần khác nhau của từ ngữ là cần thiết. Ở Phương Đông, Artemia là từ truyền thống dựa vào việc quan sát vĩ mô thức ăn có sẳn trong nước bằng mắt của người kỹ thuật. Quan sát bằng kính hiển vi nói chung là không được dùng. Hơn nữa, bể sản xuất thường là đáy bằng, sục khí yếu, làm cho thức ăn nhân tạo khó trôi nổi.

Vì những lý do đó, chúng phụ thuộc nhiều vào Artemia tươi sống, một chế độ ăn hoàn thiện mà có thể dễ dàng quan sát và duy trì độ trôi nổi. Lượng tiêu thụ trứng Artemia tỉ lệ nở 80% trung bình ở Châu Á là 3 – 10kg/ 1 triệu tôm Postlarva sản xuất ra. Cho tới nay, có rất ít hoạt động được thực hiện nhằm giảm mức tiêu thụ Artemia truyền thống.

Ở Phương Tây, việc sử dụng thức ăn nhân tạo là cao hơn đáng kể. Cho ăn dựa nhiều vào việc thường xuyên kiểm tra ấu trùng qua kính hiển vi hơn là quan sát cột nước. Sản xuất trong bể đáy vòng với thiết kế đặc biệt đường khí mạnh ở giữa giúp duy trì toàn bộ thức ăn lơ lửng và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn tươi sống. Đã có nhiều hoạt động được thực hiện nhằm giảm mức tiêu thụ Artemia truyền thống ở Phương Tây.

SỰ KHÁC NHU GIỮA CÁC LOÀI

Đa số trứng Artemia được sử dụng để sản xuất ấu trùng Postlarva (PL) tôm sú và tôm thẻ. Hai loài có những đặc điểm khác nhau về tính ăn.

Tôm sú có tập tính ăn trôi nổi qua các giai đoạn PL, bắt mồi trong các tầng nước. Chúng phát triển chủ yếu trong bể đáy bằng, nhưng không hiệu quả trong việc cho ăn ngoài đáy bể, làm cho nó rất khó cho ăn thức ăn khô cho tới khi thu hoạch. Ấu trùng tôm chỉ có thể ăn những hạt thức ăn tồn tại trong các tầng nước, ví dụ như artemia tươi sống. Nó là điển hình cho việc sử dụng 5-10 kg trứng Artemia/ 1 triệu Postlarva. Năm 2012, các trại giống ở Việt Nam phải trả 1.00$ - 1.50$/ 1000 PL cho trứng Artemia.

Tôm thẻ chân trắng chỉ bắt mồi trôi nổi tới giai đoạn PL5. Chúng bắt đầu ăn đáy từ PL6 cho tới khi thu hoạch, điều đó cho phép sử dụng thức ăn khô nặng ở các giai đoạn sau và giảm lượng Artemia tươi sống. Chúng sinh trưởng trong bể đáy vòng cho tới giai đoạn PL5.

Sau PL5, trứng Artemia thường bị cắt trong qui trình cho ăn, ấu trùng tôm ăn ở đáy bể với những loại thức ăn chìm hoặc artemia sinh khối. Ở Việt Nam, trung bình sử dụng 1-5kg trứng Artemia/ 1 triệu ấu trùng tôm thẻ, do đó giá tôm ở các trại giống là 0.40$-0.60$/ 1000 PL năm 2012.

ARTEMIA NHÂN TẠO

Để đáp ứng nhu cầu và sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm, Artemia nhân tạo đã được phát triển để sử dụng cho ương nuôi ấu trùng. Nó đã được chứng minh là sản phẩm an toàn sinh học thay thế được 100% trứng Artemia.

Lợi ích chính của việc sử dụng Artemia nhân tạo thay thế bao gồm: dinh dưỡng phù hợp, không mang mầm bệnh, và không cần quan tâm tới việc lưu trữ hoặc ấp nở. Artemia nhân tạo luôn ổn định về cung ứng và giá cả, và có thể được sử dụng như một phương tiện cung cấp chất kích thích miễn dịch, enzyme và vi sinh vật giúp nâng cao khả năng tiêu hóa, cải thiện chất lượng nước và sức khỏe của ấu trùng.

Trên thí nghiệm đã chứng minh được ấu trùng tôm có tỉ lệ sống cao hơn khi cho ăn Artemia nhân tạo. Thức ăn dạng lỏng gần như nổi lơ lửng và được xây dựng với dinh dưỡng đầy đủ của Artemia làm giàu bằng hàm lượng cao các acid béo không no (HUFA). Artemia nhân tạo đã được chứng minh có thể kéo dài thời gian vận chuyển tôm postlarva vì nó giúp duy trì tốt chất lượng nước và hàm lượng oxy hòa tan. Nó có nhiều kích cỡ hạt và có thể cho ăn từ giai đoạn Zoea 1 tới PL thu hoạch.



Hình 1 - Sử dụng Artemia nhân tạo trong trại sản xuất tôm giống có thể giúp giảm lượng tiêu thụ Artemia tưới sống


THỬ NGHIỆM Ở TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG

Hai qui trình cho ăn được tính toán cho các bể ương khác nhau dùng cho ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng đã được thử nghiệm. Một nghiệm thức là bể đáy bằng kiểu Châu Á và sử dụng thức ăn dạng lỏng với Artemia nhân tạo, trong khi đó một nghiệm thức khác sử dụng thức ăn khô giá rẻ và Artemia nhân tạo trong bể đáy vòng kiểu Nam Mỹ. Các trại giống Phương Tây sử dụng duy nhất Artemia nhân tạo trong hai năm qua. Thử nghiệm đánh giá tác động của qui trình cho ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm trong cùng một môi trường sản xuất.

Bảng 1: Kết quả của thử nghiệm so sánh hai qui trình cho ăn Artemia nhân tạo
 
Nghiệm thức Mật độ thả Tỉ lệ sống (%) Kích cỡ (cm)
Thức ăn dạng lỏng với Artemia nhân tạo, bể đáy bằng 163.00a ± 6.76 66.8a ± 5.0 0.89a ± 0.03
Thức ăn khô với Artemia nhân tạo, bể đáy vòng 161.00a ± 4.43 62.49a ± 1.0 1.18b ± 0.11

Thử nghiệm chạy trong 21 ngày, từ giai đoạn N5 tới PL15. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Bể 20 m3, hình chữ nhật với thiết kế dạng đáy vòng được thả Nauplii với mật độ 160/L. Cho tới PL4, tảo tươi Thalassiosira pseudonana được sử dụng với mật độ 60,00 – 100,000 tế bào/ ml. Nhiệt độ nước được duy trì ở mức 30.8 – 31.8o C, và hàm lượng oxy hòa tan 4.5 – 5.0 mg/l. pH ổn định ở mức 8.2 suốt quá trình ương nuôi.

Bảng 1 thể hiện tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của từng nghiệm thức. Kết quả cả hai nghiệm thức đều có sự vượt trội dù không sử dụng Artemia trong qui trình cho ăn. Tốc độ tăng trưởng của nghiệm thức sử dụng thức ăn khô hơi tốt hơn và tỉ lệ sống đạt được ở nghiệm thức sử dụng thức ăn dạng lỏng là tốt hơn.

Kể từ khi ngưng sử dụng một phần trứng Artemia từ năm 2010, về cơ bản đã ghi nhận tỉ lệ sống tăng, duy trì chất lượng nước tốt và tăng năng suất sản xuất của trại giống, giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận.



Hình 2 - Thiết kế bể đáy vòng giúp giữ thức ăn nhân tạo trôi nổi trong các tầng nước

THỬ NGHIỆM TRONG AO NUÔI

 Theo yêu cầu của farm nuôi, trại giống sử dụng một lượng nhất định Artemia để đảm bảo chất lượng con giống. Câu hỏi đặt ra: PL được sản xuất bằng Artemia nhân tạo có chất lượng như PL được sản xuất bằng Artemia tươi sống hay không?

Hai trại giống sản xuất 6 triệu PL cho thử nghiệm. 3 triệu PL sản xuất bằng qui trình sử dụng Artemia nhân tạo và phân còn lại được sản xuất bằng qui trình sử dụng trứng Artemia. Tôm postlarva đã được giữ trong bể ương từ 7 đến 12 ngày trước khi thả vào 72 ha ao nuôi tại mộ farm lớn ở Ecuador.

Kết quả ở bảng 2 cho thấy Postlarva phát triển trong bể ương sử dụng Artmia nhân tạo là tốt hơn so với Postlarva phát triển trong bể ương sử dụng Artemia tươi sống. Không có sự khác biệt lớn về tốc độ tăng trưởng của tôm trong ao giữa hai nghiệm thức.


 
Bảng 2: Kết quả ao Postlarva sản xuất bằng trứng Artemia và bằng Artemia nhân tạo.
 
Nghiệm thức Số ngày ương Tỉ lệ sống trung bình (%) Mật độ thả (con/m2) Ngày thu hoạch Tỉ lệ sống Tỉ lệ tiêu thụ thức ăn Khối lượng thu hoạch (g) Năng suất ao (kg/ha)
Artemia nhân tạo 10 92 10.1 93 65.9 1.03 11.3 748.9
Artemia tươi sống 8 80 10.4 96 67.7 0.97 10.7 745.7

Dịch bởi: KS. Nguyễn Văn Thành

Tác giả bài viết:

Neil F. Gervais, Jr.
Aquaculture Technical Manager
Zeigler Bros., Inc.
P. O. Box 95
Gardners, Pennsylvania 17324 USA
neil.gervais@zeiglerfeed.com

Thomas R. Zeigler, Ph.D.
Senior Technical Advisor
Past President and Chairman
Zeigler Bros., Inc.

Nguồn: Global Aquaculture Advocate May/June 2013

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi