Simão Zaharias, nghiên cứu sinh tại Đại học Stirling đã đến Đảo Tiger, Honduras trong tháng 9/2016 để bắt đầu ghi lại bằng chứng cho thấy những lợi ích của sản xuất tôm giống không theo phương pháp truyền thống là cắt bỏ cuống mắt để kích thích đẻ trứng.
Phương pháp này đã được phát triển trong vài năm qua bởi nhà sản xuất tôm Trung và Nam Mỹ Seajoy. Những người tham gia cho biết ngành công nghiệp nuôi tôm toàn cầu được hưởng lợi từ phương pháp sáng tạo và không xâm lấn trong việc sản xuất tôm giống. Zacarias cho biết: “Đây có thể là một bước đột phá về thực hành bảo vệ quyền lợi động vật trong ngành nuôi trồng thủy sản. Chúng ta có nhiều tiềm năng với phương pháp sản xuất giống này, phương pháp sẽ giúp ngành tôm sản xuất tôm giống mà không sử dụng tôm bố mẹ bị cắt cuống mắt”.
Các thử nghiệm được tiến hành tại các trang trại của Seajoy tại Honduras là sựhợp tác giữa Seajoy và Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Nghiên cứu này sẽ bao gồm việc đánh giá hiệu suất của tôm bố mẹ sinh sản, chất lượng con giống, tốc độ tăng trưởng và thành phần sinh hóa của giống tôm chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) không được sinh ra hoặc được sinh ra nhờ phương phát cắt bỏ cuống mắt của tôm bố mẹ.
Theo ông Bradford Price, Phó Chủ tịch Seajoy, công ty bắt đầu tách tôm bố mẹ bị cắt bỏ hoặc không bị cắt bỏ cuống mắt tại các phòng thí nghiệm sản xuất ấu trùng 2 năm trước đây và đã rất ấn tượng với kết quả của tôm giống được sản sinh từ tôm mẹ không bị cắt bỏ cuống mắt. Phương pháp này tạo nên tôm giống tốt hơn.
Năm nay, 100% tôm giống của Seajoy sản xuất tại Honduras và Nicaragua không phải là tôm giống được sản sinh ra từ phương pháp cắt bỏ cuống mắt; tôm giống này chưa có mặt trên thị trường.
Ông Zacarias cho rằng việc thử nghiệm và nghiên cứu thêm là cần thiết để hiểu rõ hơn về quy trình quản lý tôm bố mẹ, dẫn đến nhiều giống được sản xuất hơn với số lượng tôm bố mẹ ở mức cao.
Ông cho biết thêm: “Nếu chúng ta không nhìn vào những điều kiện giai đoạn trước khi thành thục, việc giải thích điều gì làm tăng số lượng tôm mẹ sẽ rất khó khăn”.
Ở giai đoạn được 10 tháng tuổi, các con tôm không bị cắt cuống mắt sẽ chuyển sang một giai đoạn hai tháng sống trong điều kiện giống môi trường bên ngoài - dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng mười - trong đó bao gồm việc kiểm soát nhiệt độ nước, chế độ ăn uống và tiếp xúc với ánh sáng, cùng với các yếu tố và các đặc điểm bể nuôi khác. Các thí nghiệm sẽ được thực hiện nhiều trong năm 2017.
Yếu tố kinh tế là chìa khóa của nghiên cứu này. Các phân tích về sản xuất tôm giống nhằm để hiểu được chi phí và thu nhập tiềm năng của sản xuất tôm giống với các công cụ bên ngoài so với hình thức sản xuất tôm giống từ phương pháp cắt bỏ cuống mắt, một thao tác phẫu thuật hệ thống nội tiết của tôm khiến loài vật này sản sinh ra lượng trứng nhiều hơn từ 10-20 lần. Quá trình này là một thực hành tiêu chuẩn cho ngành nuôi tôm trong một phần tư thế kỷ qua, nhưng gần đây lại là một mối quan tâm về phúc lợi động vật của người tiêu dùng Anh, dù có bằng chứng rằng phương pháp này chưa được chứng minh là gây stress cho loài tôm vì các con tôm đều trở về với hành vi bình thường ngay sau đó. Một lựa chọn thay thế khác cho phương pháp cắt bỏ cuống mắt lại liên quan đến việc tiêm hoóc-môn, mà ông Zacarias nói có thể gây căng thẳng cho động vật và do đó không thực tế.
Ông Zacarias cho biết: “Phúc lợi của động vật là rất quan trọng. Theo Giáo sư của tôi, chi phí sẽ tăng nhưng kết quả và lợi nhuận trên vốn đầu tư là hoàn toàn xứng đáng. Số tôm giống, tỷ lệ sống và các thông số khác sẽ chứng minh được giá trị của việc sản xuất tôm giống không sử dụng tôm bố mẹ bị cắt bỏ cuống mắt. Kết quả từ phương pháp này sẽ là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp sản xuất tôm giống”.
Nguồn: Hồ Như Nguyệt, Fishenet. Theo Global Aquaculture Advocate
HOTLINE0912.889.542