FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadt20 nam Environ-ACGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Sản xuất giống cua

NUÔI CUA

Nuôi cua là nguồn thu nhập quan trọng của nông dân Phillipines. Thị trường xuất khẩu cua ngày càng mở rộng dẫn đến việc khai thác và bắt cua con từ tự nhiên có thể đe dọa sự tồn vong của các loài hoang dã. Nhằm để đảm bảo tính bền vững của nghề nuôi cua và giảm áp lực khai thác, cơ quan nuôi trồng thủy sản SEAFDEC đã phát triển kỹ thuật sản xuất giống cua qui mô lớn đối với các loài cua Scylla serata (cua bùn – loại cua phổ biến ở Việt Nam – người dịch), cua cam S. olivacea và cua tím S.tranquebarica được trình bày dưới đây.







Cua cái nuôi ao được tuyển chọn từ nhà cung cấp, sau đó tiến hành xác định loài dựa trên hệ thống phân loại của Keenan (và cộng sự). Độ thành thục của buồng trứng cua cái được kiểm tra bằng cách nhìn vào lớp màng mỏng tiếp giáp giữa đốt bụng đầu tiên và vỏ đầu ngực (carapace). Buồng trứng thành thục có màu cam sậm. Cua cái chưa thành thục (màu cam nhạt) được tiến hành cắt một bên mắt.

Hình - Kiểm tra buồng trứng của cua cái



Cua được giữ trong bể xi – măng được phủ một lớp cát ở đáy bể. Các ống nhựa PVC có kích thước 20 cm đường kính x 30 cm chiều dài được bố trí trong bể để làm nơi trú ẩn cho cua. Cua được cho ăn cá, mực và trai (một loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ) hàng ngày với một lượng bằng khoảng 10 – 15% trọng lượng thân và 2% khẩu phần ăn được thiết kế bởi SEAFDEC. Giun biển sống (live marine annelids) được cho ăn 02 tuần/lần. Mực nước được duy trì khoảng 30 cm. Nước biển được sử dụng nuôi cua bố mẹ và ấu trùng được xử lý bằng Chlorine 10 – 20 ppm và sau đó trung hòa bằng Sodium thiosulfate sau 12 – 24 giờ xử lý chlorine. Nước được thay hàng ngày trước khi cho ăn.

Trước sau khi đẻ bám vào các tơ chân bơi ở phần nắp bụng (yếm). Việc thu cua cái mang trứng được thực hiện khi thay nước. Cua cái mang trứng được chuyển sang các bể riêng biệt có dung tích nước 300 – 500 L ở độ mặn 32 phần ngàn có sục khí. Con cái mang trứng đôi khi sẽ bị hư một phần trứng hoặc hư toàn bộ 100% vì nhiễm nấm, thụ tinh không tốt, thiếu dinh dưỡng hoặc sốc môi trường.

Với thời gian ủ bệnh dài hơn, trứng có thể bị nhiễm nấm, vi khuẩn dạng sợi (filamentous bacteria) và bị tấn công bởi protozoans. Sự nhiễm trùng này làm cho phôi chậm phát triển và gia tăng tỷ lệ mất trứng do thiếu oxy được vận chuyển đến màng trứng. Để chống lại nấm và khuẩn, chúng tôi sử dụng Treflan (44% trifuralin) với liều 0,1 ppm để tắm cua cái mang trứng mỗi 03 ngày/lần trong bể đẻ. Việc xử lý này không làm ảnh hưởng đến trứng cũng như ấu trùng zoea.

Với 350 – 525 gam cua Scylla serrata sẽ cho ra khoảng 0,8 – 4 triệu zoea. 240 – 300 gam cua S. tranquebarica cho ra khoảng 0,7 – 3 triệu zoea và 360 – 465 gam cua cái mang trứng S. olivacea cho ra 0,4 – 2,7 triệu zoea. Sau khi trứng được đẻ, khoảng 07 -14 ngày ở nhiệt độ 26,5 – 31 độ C thì trứng nở.

ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG

Zoea được thả nuôi với mật độ 50 con/lit nước trong bể xi – măng vòng (đường kính 04 mét và cao 01 mét), cho ăn rotifer Brachionusrotundiformis ở mật độ 10 – 15 rotifer/ml. Vi tảo Chlorella sp được duy trì trong bể ương ở mật độ 50.000 tế bào/ml như là nguồn thực phẩm cho rotifer. Ấu trùng  artemia salina được cho ăn ở mật độ 0,5 – 3/ml ở giai đoạn Zoea 3 và ấu trùng lớn hơn. Mật độ 05 artemia/ml không kinh tế lắm trong trại sản xuất giống qui mô lớn.
 
Zoea được nuôi ở mật độ 32 – 34 phần ngàn, nhiệt độ 26 – 30,5 độ C. Chu kỳ sáng tự nhiên từ 11 – 13 giờ sáng và 11 – 13 giờ tối. Nước bể ương được thay thế hàng ngày khoảng 30% bắt đầu vào ngày thứ 3 và tăng lên 80% khi ấu trùng lớn hơn hoặc khi phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh phát sáng trong nước và trên ấu trùng.

GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG

Megalopa được ương trong bể xi – măng hoặc trong lồng lưới đặt trong ao nước lợ. Để ngăn ngừa hoặc giảm sự ăn thịt lẫn nhau, mật độ ương của megalopa 3 – 5 ngày tuổi chỉ nên vào khoảng 1.000 – 2.000 con/tấn nước. Lưới đen nên được đặt ở dưới đáy bể, lồng và một số khác thì treo lơ lửng trong nước. Thức ăn cho megalopa bao gồm artemia mới nở và artemia trưởng thành. 

Ngay sau khi megalopa lột xác trở thành cua giống thì chúng được cho ăn cá tạp, trai sò và tôm nhỏ Acetes mỗi hai ngày/lần. Nước trong bể ương (26 – 30 phần ngàn) được thay thế khoảng 30 – 50% hàng ngày trong 05 ngày đầu tiên và sau đó là cứ 02 ngày thì thay nước một lần.

Sử dụng bể ương để ương megalopa thành hậu ấu trùng ở mật độ thấp thì không kinh tế bởi vì chúng chỉ thích hợp cho giai đoạn Zoea. Ao nuôi cung cấp diện tích mặt nước lớn hơn giúp cho Megalopa phân tán tốt hơn (vì chúng là loài ăn thịt lẫn nhau) và giàu thức ăn tự nhiên. Lồng ương có kích thước mắt lưới 01 mm và diện tích đáy là 20 mét vuông được đặt trong ao. Khoảng cách lồng lưới với đáy ao vào khoảng 3 – 5 cm. Thức ăn tự nhiên phát triển tốt sau một tuần gây màu bằng cách bón phân hữu cơ với liều lượng 01 tấn/ha và phân vô cơ Ure (45 – 0 – 0) 75kg/ha và ammonium phosphate (16 – 20 – 0) với tỷ lệ 1:2.

Megalopa được chuyển ra lồng lưới bằng cách đóng trong túi nhựa với mật độ 200 – 300 con/lit. Megalopa được thả với mật độ 30 con/m2 và cho ăn artemia trưởng thành trong ngày đầu tiên, sau đó chuyển sang cho ăn cá tạp, trai sò trong sàng ăn. Chiều sâu mực nước nên được duy trì ở mức 60 – 80 cm.  Mỗi tháng thay nước từ 3 – 4 lần và mỗi lần thay khoảng 30%.

Để giảm thiểu sự ăn thịt lẫn nhau, càng nên được cắt. Tuy vậy, không nên cắt càng của cua có chiều dài mai là 2,5 cm vì sẽ làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của chúng. Cắt bỏ càng là công việc mất nhiều thời gian, nhàm chán và chỉ thích hợp với qui mô nhỏ.

Tỷ lệ sống từ Zoea 01 đến Megalopa 3-4 ngày tuổi vào khoảng 3 – 7%. Tỷ lệ sống từ Megalopa đến hậu ấu trùng (trọng lượng cơ thể 01 – 03 gam) sau 30 ngày trong bể ương hoặc lồng lưới là 30 – 50%. Ương trong lồng lưới đặt trong ao nuôi sẽ có tỷ lệ sống cao hơn và cua giống có kích thước mai khoảng 01 – 02 cm có thể thả trực tiếp vào ao nuôi thương phẩm.



Hình ương cua từ giai đoạn Megalopa đến cua giống trong ao nuôi nước lợ bằng lồng lưới





Hình - Cắt càng để hạn chế ăn thịt lẫn nhau

Các vấn đề mà chúng tôi gặp phải trong quá trình sinh sản và ương nuôi cua là:

1. Trứng ở cua cái mang trứng bị hư do nấm, trứng bẩn và thụ tinh không tốt.

2. Nhiễm vi khuẩn phát sáng.

3. Ăn thịt lẫn nhau trong giai đoạn Megalopa.

Các phương pháp mô tả ở trên sẽ được nghiên cứu hoàn thiện dần để cải thiện tỷ lệ sống từ Megalopa đến giai đoạn cua con nhằm làm cho kỹ thuật này trở nên hoàn chỉnh và khả thi hơn.

NUÔI CUA THỊT

Cua giống được nuôi thành cua thương phẩm trong ao đất hoặc trong lồng bằng lưới, bằng tre đặt ở khu vực rừng sát hoặc thủy triều.

Trước khi thả nuôi, ao được bón vôi, loại bỏ địch hại, gây màu. Phía bên trong ao được rào lưới hoặc tre hoặc bạt nhựa cao 30 – 50 cm để tránh cua bò ra khỏi ao. Cua giống được thả với mật độ 0,5 – 1,5 con/m2. Thức ăn là cá tạp, trai sò, giáp xác, nội tạng cá … với liều lượng 10% tổng sinh khối cua troang ao/ngày trong suốt tháng đầu tiên. Lượng thức ăn giảm xuống còn 8% ở tháng thứ 2 và 5% ở tháng thứ ba cho đến khi thu hoạch (Trino và cộng sự, 1999). Mực nước được duy trì ở mức 80 cm, và thay nước khi thủy triều cao. Thu hoạch từng phần khi cua đạt 200 gam (S. olivacea and S. tranquebarica) và 300 gam (S.serrata). Cua thương phẩm được thu hoạch hoàn toàn sau 4 – 5 tháng nuôi và tỷ lệ sống đạt được là 86%.


Hình ao nuôi cua thịt

Bảng quản lý cho ăn và quản lý chất lượng nước trong sản xuất giống và nuôi cua thương phẩm



Chú thích các từ tiếng Anh trong bảng:

Feed - Thức ăn

Brachionus - Tên của rotifer cho ấu trùng cua ăn

Artemia - Artemia

Chlorella - Tảo Chlorella

Mussel, fish or acetes - Trai sò, cá hoặc tôm nhỏ acetes

Water replacement - Thay nước

Salinity - Độ mặn

Tác giả: Emilia T. Quinitio, Fe Dolores Parado-Estepa and Eduard Rodriguez – Phòng thủy sản – Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á - Tigbauan, Iloilo, Philippines

Nguồn: Seed Production of Mud Crab Scylla spp. AQUACULTURE ASIA – THÁNG 7-9, 2012 (Vol. VII No.3)

Dịch bởi: KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN – CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi