Hội chứng phân trắng và hoại tử gan tụy cấp là bệnh nghiêm trọng được ghi nhận gần đây trên tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Vibrio và 6 loài nấm (Aspergillus flavus, A. ochraceus, A. japonicus, Penicilliumsp., Fusarium sp., và Cladosporium cladosporioides) đã được phân lập từ tôm tự nhiên nhiễm hội chứng phân trắng. Kháng sinh đã từng được sử dụng để điều trị bệnh trong nhiều năm nhưng không hiệu quả và thường dẫn tới tình trạng dư tồn lượng thuốc trong tôm.
Trong nghiên cứu này, một phương pháp khác đã được thử nghiệm tính hiệu quả của nó trong việc kiểm soát các tác nhân gây bệnh. Chất chiết xuất từ củ Riềng (Alpinia galanga Linn.), là một loại thảo dược có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND trên tôm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy với liều lượng chất chiết xuất 0,5 mg/mL của củ Riềng có tác dụng ức chế nấm Aspergillus ochraceus. Tôm thẻ chân trắng bị nhiễm bệnh được cho ăn với liều lượng 2% (5 g/kg thức ăn) và 4% (10 g/kg thức ăn) chất chiết xuất trong vòng 12 ngày so sánh với tôm cho ăn không bổ sung chất chiết xuất (đối chứng). Kết thúc thí nghiệm cho thấy, lượng vi khuẩn Vibrio tổng và tỷ lệ nhiễm nấm trong gan và ruột tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ Riềng là rất thấp, thấp hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Hơn nữa, tỷ lệ sống của tôm được cho ăn thức ăn có bổ sung chất chiết xuất từ củ Riềng cao hơn đáng kể so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05) khi tôm được gây cảm nhiễm với vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh EMS/AHPND.
Dựa trên kết quả nghiên cứu này cho thấy, chất chiết xuất từ củ Riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng sử dụng như là một loại thuốc sinh học chống lại tác nhân gây hội chứng phân trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Do đó, trong tương lai loại thảo dược này có thể được dùng để thay thế cho các loại hóa dược sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp.
Nguồn: Phó Văn Nghị, Aquanetviet.com. Tidaporn C., Boonyee M., Surachart C. and Kaeko K., 2015. International Journal of Biology; Vol. 7, No. 3; 2015, ISSN 1916-9671 E-ISSN 1916-968X.
HOTLINE0912.889.542