FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Vai trò của khoáng bổ sung vào thức ăn trong tôm thẻ

Nuôi tôm nước lợ và nước ngọt đang ngày càng mở rộng tại nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên để nuôi tôm được trong môi trường nước ngọt và nước lợ thì người nuôi gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề khoáng bởi môi trường này thường thiếu hụt những ion cần thiết cho chức năng sinh lý của tôm như K+ và Mg2+. Mặc dù tôm thẻ có thể sống được ở độ mặn từ 0.5-60 ‰, tuy nhiên khoáng luôn biến động ở các độ mặn khác nhau và thành phần khoáng thiết yếu cũng khác nhau, chẳng hạn như ở nước mặn thì ion quan trọng nhất là Na+ và Cl giúp cân bằng áp suất thẩm thấm nhưng ở nước ngọt thì ion K+ mới là thành phần quan trọng nhất tác động tới tôm (Davis và ctv, 2004). Đã có rất nhiều nghiên cứu báo cáo rằng việc bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn của tôm thẻ giúp cải thiện năng suất, tăng trưởng cũng như tỉ lệ sống của tôm. Sự thiếu hụt những ion thiết yếu như K+ và Mg2+ làm giới hạn khả năng tăng trưởng và sự sống của tôm ở giai đoạn nhỏ (Saoud và ctv, 2003) cũng như ở các giai đoạn phát triển sau (Davis và ctv, 2005).

Mg2+ là một nhân tố cùng tác động vào nhiều tương tác enzyme quan trọng như điều hòa áp suất thẩm thấu, tổng hợp protein và tăng trưởng (Furriel và ctv, 2000). Sự thiếu hụt Mg2+ trong khẩu phần ăn làm giảm nồng độ K+ trong vỏ của tôm thẻ, điều này cho thấy sự tương tác giữa Mg2+ và K+ (Davis và ctv, 1992), hơn nữa sự thiếu hụt Mg2+ có thể làm giảm tỉ lệ sống và tăng tưởng của tôm post và tôm con (Saoud và ctv, 2003; Davis và ctv 2005).

Kết quả nghiên cứu của Roy và ctv (2007) cho thấy tôm thẻ cho ăn ở chế độ ăn bình thường có tỉ lệ tăng trọng thấp nhất (784.7%) trong khi tôm ở nghiệm thức bổ sung 10g NaCl/kg thức ăn là 954.3% và 10g K+/kg thức ăn là 917.1%. Ở một nghiệm thức khác khi bổ sung 10g K+ dễ hấp thu/kg thức ăn cho thấy tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với chế độ ăn thông thường. Gong và ctv (2004) đã chứng minh khi bổ sung KCl, MgO và NaCl vào khẩu phần ăn thì tôm tăng trưởng tốt hơn so với khi không bổ sung. McNevin và ctv (2004) đã quan sát thấy tăng năng suất nuôi tôm ở nước độ mặn thấp bằng cách tăng nồng độ K+ từ 6.2 lên 40 mg/L và tăng nồng độ Mg2+ từ 4.6 lên 20 mg/L.

Ion Na+ và Cl- là hai nhân tố thẩm thấu chính trong huyết tương của các loài giáp xác bao gồm cả tôm. Bổ sung những ion này trong khẩu phần ăn giúp tôm hấp thụ chúng khi mà tôm không thể hấp thụ qua mang ở môi trường có độ mặn rất thấp. Nghiên cứu của Roy và ctv (2007) cho thấy bổ sung NaCl vào khẩu phần ăn giúp tôm đạt tỉ lệ sống tốt hơn so với khẩu phần ăn bình thường mặc dù sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Gong và ctv (2004) đã cho kết quả rất khả quan khi bổ sung Mg, K, phospholipid và cholesterol vào khẩu phần ăn của tôm, kết quả của nghiên cứu này cho thấy không những tôm lớn hơn khi thu hoạch mà còn cải thiện công suất điều hòa áp suất thẩm thấu (OC). Áp suất thẩm thấu huyết tương của tôm thẻ nuôi với chế độ ăn thông thường giảm khi tôm lớn dần trong khi tôm cho ăn với chế độ ăn thử nghiệm vẫn duy trì ở mức ổn định. Công suất điều hòa áp suất thẩm thấu từ tôm ở chế độ ăn thử nghiệm (462 mOsm/kg) cao hơn so với chế độ ăn thông thường (398 mOsm/kg). Tôm cho ăn với chế độ ăn thử nghiệm cho thấy không có dấu hiệu chết do lột xác. Áp suất thẩm thấu huyết tương tăng khi độ mặn môi trường tăng và tăng trưởng nhanh khi độ mặn trên 11.4‰.

Sản xuất tôm thẻ ngày càng mở rộng, do đó cần có những phương pháp hiệu quả tăng cường những ion cần thiết để đảm bảo cho tôm sống và tăng trưởng tốt. Phương pháp truyền thống là bổ sung trực tiếp khoáng vào nước đã cho thấy hiệu quả cải thiện tăng trưởng và tỉ lệ sống (McNevin và ctv, 2004), tuy nhiên bổ sung khoáng vào khẩu phần ăn giúp cho tôm hấp thu nhanh hơn và có thể làm giảm lượng khoáng bổ sung vào môi trường nước.

Bài viết được thực hiện bởi: KS Nguyễn Tuấn Thanh - Công ty CP CNSH Tiên Phong - Vinhthinhbiostadt

Tài liệu tham khảo

Davis, A. D., Samocha, T. M., Boyd, C. E., (2004). Acclimating Pacific White Shrimp, Litopenaeus vannamei, to Inland, low-salinity Waters. Southern Regional Aquaculture Center. SRAC Publication 2600.

Davis, D. A., Lawrence, A. L. & Gatlin, D. M., III, (1992). Mineral requirements of Penaeus vannamei: a preliminary examination of the dietary essentiality for thirteen minerals. J. World Aquacult. Soc., 23, 8–14.

Davis, D. A., Saoud, I. P., Boyd, C. E. & Rouse, D. B., (2005). Effects of potassium, magnesium, and age on growth and survival of Litopenaeus vannamei post-larvae reared in inland low salinity well waters in west Alabama. J. World Aquacult. Soc., 36, 403–406.

Furriel, R. P. M., McNamara, J. C. & Leone, F. A., (2000). Characterization of (Na+, K+)-ATPase in gill microsome of the freshwater shrimp Macrobrachium olfersia. Comp. Biochem. Physiol., 126B, 303–315.

Gong, H., Jiang, D. H., Lightner, D. V., Collins, C. & Brock, D., (2004). A dietary modification approach to improve the osmoregulatory capacity of Litopenaeus vannamei cultured in the Arizona desert. Aquacult. Nutr., 10, 227–236.

McNevin, A. A., Boyd, C. E., Silapajarn, O. & Silapajarn, K. (2004). Ionic supplementation of pond waters for inland culture of marine shrimp. J. World Aquacult. Soc., 35, 460–467.

Roy L. A., Davis D. A., Saoud I. P., Henry R. P., (2007). Effects of varying levels of aqueous potassium and magnesium on survival, growth, and respiration of the Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei, reared in low salinity waters. Aquaculture 262, 461-469.

Saoud, I. P., Davis, D. A. & Rouse, D. B., (2003). Suitability studies of inland well waters for Litopenaeus vannamei culture. Aquaculture, 217, 373–383.

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi