Quy trình bón phân trên cây Thanh Long giai đoạn mùa mưa
Trong các năm gần đây, cây thanh long được coi như “ cây xóa đói giảm nghèo” cho nhiều bà con khi chuyển đổi đất canh tác lúa sang trồng thanh long. Mội năm có 3 mùa rõ rệt: hai mùa nghịch- cần chong đèn xử lý ra hoa và một mùa thuận không cần chong đèn xử lý ra hoa. Tuy nhiên nghịch lý xảy ra khi giai đoạn thuận mùa giá cả thanh long lại tụt dốc không phanh. Một bài toán khó cho nông dân giai đoạn này là làm sao tiết kiệm chi phí tối đa. Vì vậy vừa qua, công ty Vĩnh Thịnh Biostadt luôn sát cánh cùng bà con đưa ra quy trình bón phân tiết kiệm cho diện tích 500 trụ thanh long trong mùa thuận như sau:
Sau khi thu hoạch: bà con sử dụng 25kg Wokozim hạt kết hợp với 60 kg NPK 18 – 10 – 10 giúp cây phục hồi giàn dây nhanh chóng, tái tạo bộ rễ già cỗi.
Ở giai đoạn nuôi nụ : Bón duy nhất 1 lần khi nụ được 7 ngày: 60 kg NPK 18 – 10 – 10 nhằm cung cấp khoáng trung vi lượng giúp xanh cứng tai nụ, mập nụ để bà con dễ dàng tuyển nụ hơn.
Giai đoạn trái 7 ngày: sử dụng 25kg Wokozim hạt + 60 kg NPK 18-10-10 giúp trái non mau giãn tạo bộ khung trái đẹp, lớn trái. Đặc biệt với nguồn điều hòa sinh trưởng Auxin, Cytokin có trong Wokozim hạt sẽ cân bằng được sự hấp thu dinh dưỡng của cây thanh long giữa các yếu tối dinh dưỡng đạm, lân, kali chống bó trái, chai trái.
Giai đoạn trái 12 ngày: sử dụng 60kg NPK 20-15-17 bón vào gốc. Giúp trái thanh long lớn nhanh, trái chắc không bị xốp. Đặc biệt tai ngoe cứng cáp và xanh giúp bà con dễ dàng vuốt tai.
Giai đoạn trái 22 ngày: đây là giai đoạn cây thanh long dễ bị mất “ lực” thường xảy ra tình trạng vàng dây, khả năng vận chuyển dinh dưỡng lên trái thấp dẫn đến tình trạng tai ngoe trái bị đỏ, mềm. Thời điểm này bà con tăng cường bón 60 kg NPK 20- 15- 17 để khắc phục các vấn đề nêu trên và giúp trái chín sáng màu hơn.
Sau đây là một hình ảnh vườn thanh long sử dụng quy trình bón phân của công ty:
Bài viết được cập nhật bởi:KS. Nguyễn Ngọc Phúc- nhân viên kinh doanh Nông Nghiệp- Vinhthinh Biostadt JSC