Kỹ thuật trồng và chăm sóc đinh lăng
Cây đinh lăng có nguồn gốc từ vùng đảo Polynesie (Thái Bình Dương), thuộc họ Araliaceae, chi Polyscias Forst và Forst.f, chi này gần 100 loài trên thế giới phân bố rải rác ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới, nhiều nhất ở vùng đảo Thái Bình Dương (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999). Ở Việt Nam, hiện có hơn 10 loài đinh lăng, đa số đinh lăng trồng hiện nay được sử dụng để làm cảnh, chỉ có vài loài được sử dụng làm thuốc, loài đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất là Polyscias fruticosa L.Harms. Đây là loài có nhiều tác dụng dược lý giống Nhân Sâm (Phạm Hoàng Hộ, 2000). Bộ (ordo): Apiales, họ (familia): Araliaceae (Ngũ gia bì hay Nhân Sâm), phân họ (subfamilia): Aralioideae, chi (genus): Polyscias, loài (species): P. fruticosa, tên hai phần : Polyscias fruticosa (L.) Harms, 1894, tên thông thường: Đinh Lăng lá nhỏ, Nam dương lâm.
Kỹ thuật trồng
1. Giống: Đinh lăng có 2 loại:
- Đinh lăng lá nhuyễn (sử dụng để làm thuốc và ăn sống).
- Đinh lăng lá to (sử dụng chủ yếu trong trang trí hoa kiểng).
Trồng bằng cách giâm cành:
Trên những cây đinh lăng sinh trưởng mạnh (cây khoảng 6 – 8 năm tuổi sau khi trồng), không sâu bệnh hại để chọn những cành khoẻ, cành bánh tẻ (không già, không non) – cành vừa hoá nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 7 - 10 cm để làm giống cho vụ sau. Bằng cách như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị cây giống (những đoạn cây giống vừa nêu trên).
- Bước 2: Hỗn hợp trong bầu đất gồm: tro trấu, phân chuồng hoai mục và đất với tỉ lệ 1:1:1.
- Bước 3: Nhúng vào dung dịch Wokozim lỏng (kích thích ra rễ) đã pha sẵn nồng độ (25ml/1lít nước).
- Bước 4: Ghim cây giống lên bầu đất đã chuẩn bị, độ nghiêng của cây so với mặt bầu khoảng 450.
- Bước 5: Sau khi ghim khoảng 3 tháng cây ra rễ, có thể đem ra ruộng (vườn) trồng, tưới nước để giữ ẩm.
Tiến hành cắt bỏ bớt lá (nếu cần). Trong tuần đầu tiên, tưới nước ngày 2 lần. Sau đó tưới nước 1 lần/ngày. 10 ngày sau khi giâm sử dụng phân Wokozim lỏng (1ml/lít nước) để phun. Sau đó 3 tuần, sử dụng phân NPK + Wokozim hạt để bổ sung cho cây.
2. Thời vụ: Cây đinh lăng có thể trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa mưa.
3. Đất
- Cây đinh lăng rất dễ trồng, thích hợp trên nhiều vùng đất nhưng đất không bị nhiều phèn và mặn là được. Tốt nhất là trồng trên đất thịt nhiều bùn, thoát nước tốt.
- Đào lỗ với kích thước chiều sâu x đường kính: 7 x 4 cm, kích thước lỗ đào vừa với kích thước bịch trồng.
- Cây cách cây: 40 cm; hàng cách hàng 50 cm.
4. Bón phân (lượng phân tính cho 1.000 mét vuông)
Giai đoạn trồng mới:
Phân chuồng hoai mục: 300 kg + 5 kg Wokozim hạt.
Trồng kinh doanh: (3 – 4 tháng bón phân 1 lần).
Năm thứ 1:
- Phân Wokozim: 5 kg.
- Phân NPK (16-16-8): 40 kg
Năm thứ 2:
- Phân Wokozim: 10 kg.
- Phân NPK 20-15-17 + TE: 40 kg
Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây. Cần tỉa cành, tạo tán cho cây để cải thiện tiểu khí hậu trong vườn.
5 Chăm sóc, thu hoạch:
- Vệ sinh vườn, tránh có cạnh tranh dinh dưỡng với cây, hạn chế sâu bệnh.
- Tưới nước 1 ngày/lần.
- Trong quá trình thu hoạch cây kết hợp với cắt tỉa, tạo cây có bộ khung tán đẹp, vườn thông thoáng.
6 Phòng trừ sâu bệnh:
Cây đinh lăng tương đối ít bị sâu bệnh hại tấn công. Nếu có thì các đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu như: Sâu cuốn lá, sâu xanh, sử dụng các loại thuốc vi sinh Biocin luân phiên với thuốc Tricel 48EC, Sherpa, Sherzol, SecSaigon.
7 Thu hoạch:
- Thu hoạch đinh lăng bằng cách cắt cành.
- Sau khi trồng khoảng 3 năm thì chúng ta có thể thu hoạch đợt đầu.
- Các đợt tiếp theo sau khoảng 5 – 6 tháng.
Bài viết được cập nhật bởi: Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542