Gây màu nước và tầm quan trọng của khâu gây màu nước đối với ao nuôi tôm sú
1. Gây màu nước trước khi thả giống:
- Đối với ao thả nuôi tôm Sú, thì khâu gây màu nước ban đầu là rất quan trọng.
- Gây màu nước nhằm tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho tôm Sú giống thả nuôi.
- Việc gây màu nước thành công thể hiện ở thành phần tảo tốt phát triển chiếm ưu thế và động vật phù du (copepode, luân trùng, nguồn thức ăn tự nhiên) có mật độ cao trong ao nuôi, trước khi thả giống.
- Gây màu nước tốt, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, phong phú …sẽ giúp tôm có sức tăng trưởng tốt ngay từ lúc đưa ra ao và đạt được tỉ lệ sống tốt nhất.
2. Chuỗi thức ăn tự nhiên trong ao nuôi tôm Sú:
Dinh dưỡng trong ao nuôi (N,P,C) → Tảo → Sinh vật phù du → Tôm post
3. Phương pháp gây màu nước hiệu quả bằng chế phẩm sinh học và khoáng:
Với tỉ lệ cơ bản thành phần N:P:C trong ao, qua nhiều vụ nuôi và đúc kết của rất nhiều farm nuôi tôm Sú. Phạm vi bài viết này chia sẽ với quý khách hàng phương pháp gây màu nước ao nuôi ban đầu (đặc biệt tôm Sú) và duy trì màu nước trong tháng nuôi đầu như sau:
- Điều kiện môi trường cơ bản: Kiềm tối thiểu đạt 80ppm và độ kiềm này phải duy trì và nâng dần lên mức >100ppm. Hạn chế biến động kiềm theo hướng giảm kiềm (phương pháp nâng kiềm đã được chia sẽ trong bài viết: Chăm sóc ao nuôi tôm Sú mùa mưa).
- Sau khi sát trùng nước xong, tiến hành khử Clo (nếu sát trùng bằng các sản phẩm có gốc Clo) bằng SATIS với liều 3 lít/1.000m3 nước.
- Sử dụng chế phẩm PRO-BEST (hoặc ECO-PRO) kết hợp khoáng AQUAMIN (hoặc ENVOMIN) với liều lượng và cách thức như sau:
+ 5 lít PRO-BEST + 3kg cám gạo (hoặc 2kg mật đường)/ dùng cho 1.000 m3 nước ao (ao bao nhiêu m3 thì nhân lên để ra liều lượng sử dụng).
+ Sục khí 10-12 giờ (từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng hôm sau).
+ Hòa thêm 3kg khoáng AQUAMIN (hoặc ENVOMIN). Tạt hỗn hợp đã sục khí và khoáng đều khắp ao (hòa tan và loại bỏ xác cám).
+ Bật quạt nước liên tục từ sáng đến chiều.
+ Lặp lại liều xử lý trên 2-3 lần tùy theo màu nước đã đạt yêu cầu chưa.
+ Độ trong nước ao nuôi tôm Sú trước khi thả giống phải đạt 30-35cm.
+ Màu nước chất lượng nhất là xanh vỏ đậu hoặc vàng xanh.
+ Buổi tối dùng đèn pin rọi xuống mép nước ở góc ao, phía cuối gió, hoặc dùng cốc thủy tinh trong suốt, múc nước góc ao rọi đèn ngược vào cốc sẽ thấy động vật phù du di chuyển trong cốc nước và đánh giá mật độ. Kiểm tra mật độ sinh vật phù du nhiều hay ít để cân nhắc thực hiện tiếp công tác gây màu nước.
+ Duy trì màu nước và dinh dưỡng để động vật phù du tiếp tục sinh trưởng và sinh sản nhiều hơn trong ao bằng cách bón hỗn hợp như đã hướng dẫn ở trên 5-7 ngày/1 lần (suốt tháng nuôi đầu).
+ Bón thêm VITA ANTI TRESS (hoặc VITA ELECTRO) để bổ sung các vitamin cho sinh vật phù du phát triển và sinh sản nhanh hơn, nhiều hơn với liều 1kg/1.000m3 nước, định kỳ 10 ngày 1 lần trong tháng nuôi đầu.
Thực hiện bởi: Bộ phận kỹ thuật - Công ty CP Thủy Sản Bình Minh
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542