FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng khác nhau lên sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong quy trình Biofloc

Những con tôm tiếp xúc với ánh sáng có các thông số phát triển tốt hơn so với những con tôm tiếp xúc ít hoặc không tiếp xúc với ánh sáng.

Nghiên cứu này đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng dưới các mức ánh sáng khác nhau.

Biofloc là tập hợp của các vi tảo, cộng đồng vi khuẩn, động vật nguyên sinh, động vật phù du, các loài giun, cũng như phân và thức ăn thừa. Khi được hình thành, chúng có thể được coi như là một nguồn thức ăn bổ sung cho các động vật nuôi, và được coi như là nguồn thức ăn tự nhiên, được thể hiện trên sự cải thiện tốc độ phát triển, tăng trưởng về trọng lượng, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỷ lệ sống của đàn tôm.

Hệ thống nuôi sử dụng công nghệ Biofloc được thiết kế để tăng năng suất đồng thời cải thiện việc kiểm soát môi trường, giảm lượng nước thay và chất thải, sử dụng diện tích nuôi nhỏ hơn đồng thời làm giảm sự lây lan của mầm bệnh. Do đó, nó làm tăng tính an toàn sinh học và cũng làm giảm chi phí liên quan đến thức ăn.

Công nghệ Biofloc và ánh sáng

Trong hệ thống Biofloc, một số thay đổi có thể xảy ra trong chu kỳ nuôi, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bởi vì nó có thể thay đổi đột ngột từ hệ thống với mật độ tảo là chủ yếu sang hệ thống với hệ vi khuẩn (chủ yếu là dị dưỡng) chiếm ưu thế.

Nhìn chung, hệ thống Biofloc có thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên (ao ngoài trời) hoặc giới hạn việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên (bể trong nhà). Ngoài việc cần thiết cho quang hợp, ánh sáng được coi là yếu tố phi sinh học (yếu tố không phải là sinh vật sống trong môi trường) quan trọng đối với các sinh vật sống trong hệ thống, một số nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt đáng kể về hành vi, sự phát triển, lượng thức ăn và sinh sản của tôm he khi tiếp xúc với điều kiện ánh sáng khác nhau.

Hầu hết các hệ thống nuôi thường bị chi phối bởi các cộng đồng sinh vật phù du mà tảo là thành phần cơ bản (quang tự dưỡng), chúng có thể tổng hợp thức ăn bằng cách sử dụng năng lượng ánh sáng. Do đó, ánh sáng cũng là nguồn gốc nguyên thủy cho các sinh vật quang dưỡng và có thể được coi là một yếu tố hạn chế trong quá trình quang hợp và do đó được coi là sản phẩm sơ cấp trong trong quá trình nuôi. Cường độ sáng thích hợp sẽ mang đến những lợi thế như giảm chi phí sản xuất, thức ăn, điện năng tiêu thụ và tăng năng suất.

Hầu hết các nghiên cứu về hệ thống biofloc đã được thực hiện trong các nhà kính ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới với nhiều ánh sáng tự nhiên. Nhưng rất quan trọng để biết chức năng của hệ thống Biofloc trong điều kiện không có hoặc thiếu ánh sáng. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá kết quả sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong các bể nuôi của hệ thống Biofloc với việc hạn chế ánh sáng.



Hình - Các bể sử dụng trong thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại Trạm Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Mặn, thuộc Viện Hải dương học, Đại học Liên bang Rio Grande, RS, Brazil. Các đơn vị thí nghiệm bao gồm 12 bể 800 lít, sắp xếp theo các nghiệm thức và lặp lại 4 lần cho mỗi nghiệm thức.

Nghiệm thức 1: các bể được che kín hoàn toàn trong 24h liên tục mỗi ngày (T1); nghiệm thức 2: các bể được chiếu sáng bởi ánh sáng nhân tạo liên tục trong 24 giờ mỗi ngày (T2); và nghiệm thức 3 là bể được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên (T3). Mật độ thả nuôi là 500 con/m3 (trọng lượng trung bình 0.053 gram) và tỷ lệ cho ăn được sử dụng dựa trên nghiên cứu của Jory cùng công sự (2001) và Garza de Yta cùng cộng sự (2004). Tuy nhiên, 10% thức ăn hàng ngày được cho ăn bằng sàng cho ăn hình tròn, để theo dõi và kiểm soát mức tiêu thụ thức ăn.

Chỉ số ammonium (TAN) được đo mỗi ngày và mật đường mía được bổ sung khi nồng độ amonia (NH3) đạt 1,0 mg/L. Bổ sung hữu cơ với mật đường để đạt mục tiêu của tỷ lệ C: N là 6: 1, theo đề nghị của Avnimelech (1999) và Ebeling cùng cộng sự của mình (2006). Nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH và độ mặn được đo hàng ngày, tương tự đối với tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và mật độ biofloc (sử dụng ống đo Imhoff). Cường độ ánh sáng (LUX) được đo mỗi ngày vào lúc 12 giờ tối.



Hình - Đo cường độ ánh sáng phía trên bể ương

Một sản phẩm vi sinh thương mại đã được thêm vào nước với hàm lượng 0.5ppm/tuần và trộn vào thức ăn với hàm lượng 3g/kg thức ăn. Nitrite (NO2), nitrate (NO3) và chất diệp lục được phân tích ba ngày một lần. Tôm được lấy mẫu hàng tuần để xác định sự phát triển của chúng và vào cuối thí nghiệm để xác định tỷ lệ sống. Tất cả các kết quả được phân tích bằng ANOVA.



Hình - Hệ thống loại bỏ chất thải trong thí nghiệm



Hình - Đo hàm lượng Biofloc bằng ống Imhoff

Kết quả

Không có sự khác biệt đáng kể về nhiệt độ, oxy hòa tan, pH, độ đục, tổng chất rắn lơ lửng, độ kiềm và độ mặn; tất cả các thông số này nằm trong phạm vi bình thường đối với tôm thẻ chân trắng.

Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể đối với tổng hàm lượng amonium (NH4) và nitrite (NO2) (Hình 1) và chất diệp lục (Hình 3). Mỗi khi nồng độ nitrite (NO2) vượt quá 25 mg/L, 20 phần trăm thể tích nước trong bể được thay, đặc biệt là trong các nghiệm thức tiếp xúc với ánh sáng (T2 và T3).



Hình 1
- Giá trị trung bình của TAN và NO2 (mg/L) trong 3 nghiệm thức



Hình 2 - Giá trị trung bình của NO3 (mg/L) trong 3 nghiệm thức của thí nghiệm



Hình 3 - Giá trị trung bình của chất diệp lục a (µg/L) trong 3 nghiệm thức của thí nghiệm

Kết quả cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể về các chỉ số trong sinh trưởng và phát triển của tôm (Bảng 1). Các nghiệm thức với sự hiện diện của ánh sáng (T2 và T3) cho thấy kết quả tốt hơn về tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), tốc độ tăng trưởng hàng tuần (WGR), sinh khối cuối cùng và trọng lượng cuối cùng (Hình 3 và 4).
 


Bảng 1 - Kết quả các chỉ tiêu theo dõi giữa các nghiệm thức
 


Hình 4 - 
Trọng lượng trung bình của tôm ở 3 nghiệm thức trong thí nghiệm


Hình 5 - Hệ số FCR khác nhau giữa 3 nghiệm thức trong 70 ngày nuôi (bao gồm thời gian ương và nuôi thương phẩm)


Tác giả: By Wellica Gomes dos Reis , Wilson Wasielesky Jr., Ph.D. , Paulo Cesar Abreu, Ph.D. and Dariano Krummenauer, Ph.D. Performance of Pacific white shrimp in biofloc with different light regimes.  Global Aquaculture Advocate July, 2018.

Người dịch: Kỹ sư Châu Ngọc Sơn - Công ty Vinhthinh Biostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi