Raceway được biết đến vào những năm đầu thập niên 70 (Mock 1973; Maher và ctv, 1974; Salser và ctv, 1978). Ich lợi tăng năng suất vụ nuôi của giai đoạn ương (pha ương) được Parker và ctv giới thiệu năm 1974. Đầu thập niên 80, ở Ecuador, một số ít người nuôi thường sử dụng ao nhỏ cho giai đoạn ương (Hirono và ctv, 1983). Điều này được ghi nhận khi họ nuôi thành công với năng suất cao hơn (Pretto, 1983; Lawrence và Huner, 1987). Tuy nhiên, năm 1990 hầu hết người dân ở phía Nam và trung tâm nước Mỹ đều thả tôm trực tiếp xuống ao.
Lần đầu tiên, pha ương Raceway đạt năng suất trên tôm nước ngọt ở phía Nam Carolina (Sandifer và Smith, 1977; Smith và ctv, 1983). Issar và ctv (1987), Seidman và Issar (1988) cho rằng RW là hệ thống sử dụng pha ương (các bể tuần hoàn) để tăng năng suất tôm và ở Texas cũng cho báo cáo tương tự (Sturmer và Lawrence 1987, 1988). Tuy nhiên, Juan và ctv (1988) cho rằng việc sử dụng những ao RW dạng truyền thống, được che phủ bởi mái nhà greenhouses không đảm bảo tính kinh tế ở Texas. Vì vậy, hai quan điểm này được Samocha và Lawrence, Sturmer và ctv, (1992) trình bày theo hướng sử dụng ao thông thường và hệ thống ương RW như bên dưới:
Nhờ có pha ương, thời gian ương giảm đáng kể, tôm đạt kích cỡ thu hoạch và tăng năng suất trong những vụ nuôi tiếp theo. Một số ích lợi khi sử dụng ao có sẵn để làm RW (ao đã từng thả nuôi): (1) FCR thấp vì tốc độ chuyển hóa thức ăn tối ưu hơn, (2) tăng mật độ thả và đảm bảo tỉ lệ sống cho tôm con, (3) tăng thêm kinh nghiệm trong hướng xử lý những ao có đáy thấp và cải thiện chất lượng nước, (3) giảm bệnh, vì khi thả ra ao, tôm con đã phát triển mạnh, và vụ nuôi cũng ngắn hơn. Pha ương sử dụng những ao nhỏ hay bể RW cần nhiều vốn hơn, khi vận chuyển tôm ra ao vì mất nhiều thời gian và không thể chủ động được.
Sử dụng bể RW nhiều tầng (chưa được phổ biến) có mực nước ít hơn 20cm tính từ đáy để tăng hiệu quả tuần hoàn nước. Hiệu chỉnh lại hệ thống sục khí cho ao cũ không những mang lại hiệu quả kinh tế, còn đưa ra giải pháp ít tốn kém, từ khi vận chuyển tôm cho đến khi thu hoạch. Một hay hai tầng RW dễ dàng xếp chồng lên hệ thống RW sẵn có (với độ sâu 0.6 đến 2.0 m) - được sử dụng như là pha ương. Điều này sẽ làm tăng năng suất lên 2 hay 3 lần với chi phí đầu tư thấp nhất so với đầu tư ban đầu thiết lập cho hệ thống ương RW. Hệ thống RW nhiều tầng được đặt trong nhà cũng đảm bảo an toàn sinh học. Hơn nữa, mực nước của bể thấp cũng giúp kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng nước (như TAN, NH3, NO2, pH, độ kiềm, O2, độ mặn, nhiệt độ, …) theo hướng tối ưu nhất.
Mục tiêu của pha ương là tạo ra số lượng tôm và sinh khối lớn nhất với chi phí thấp nhất. Hơn nữa, 4 tuần đầu tiên của giai đoạn ương không thay nước vì những lý do sau: (1) biofloc sản sinh ra vi khuẩn có chức năng tương tự như một bộ lọc sinh học, đây là kết quả của quá trình chuyển hóa nitơ thành dạng protein của vi khuẩn (Avnimelech, 2009), (2) các phân tử biofloc có đường kính từ 0.1 đến vài mm (Avnimelech, 2009) và cung cấp dinh dưỡng cho tôm con (Kent và ctv, 2011, Lee và O’Brien, 2002). Thông tin chi tiết liên quan đến chiến lược quản lý được thực hiện và trình bày trong 3 nghiên cứu khác (Crockett và ctv 2012a, 2012b, Moeckel và ctv, 2012).
Mục đích của bài viết này cho thấy số lượng tầng trong giai đoạn ương RW sẽ cho năng suất 400.000 kg/ năm (kích cỡ 30 g/con).
Bảng 1 trình bày số liệu tóm tắt năng suất của tôm sử dụng hệ thống 2 pha gồm 5 tầng RW với mực nước 20 cm hay ít hơn cho cả 2 thử nghiệm. Trong thử nghiệm 1, PL có TLTB 3 mg/ con, thả với mật độ 7.000/m2 ở tầng RW trên cùng, năng suất 6.700 PL với TLTB 300 mg/ con sau 14 ngày thử nghiệm. PL được bố trí vào 4 tầng RW còn lại ở phía dưới với mật độ thả ban đầu 1.680/m2. Hai tuần sau, mật độ ương đạt 1.600 con với TLTB 1.25 g/ con khi thu hoạch. Thử nghiệm này thu được 6.400 con/ m2. Một vụ ương thu hoạch sau mỗi 2 tuần, như vậy làm được ít nhất 24 vụ/ năm với năng suất 153.600 con/m2. Gỉa sử năng suất tôm (30 g/ con) đạt tỉ lệ sống 90% từ tôm 1g/ m2, năng suất 4,147 kg ở thử nghiệm 1. Do đó, 10 tầng ương (10 m2 / tầng) cho năng suất 414,700 kg/ năm, kích cỡ 30 g/ con. Ở thử nghiệm 2, phân nửa số lượng bể ương cho năng suất tương tự như ở thử nghiệm 1 là 414.700 kg/ năm, kích cỡ 30 g/ con.
Bảng 1: Mật độ thả ban đầu, mật độ khi thu hoạch và sinh khối của 2 pha trong 2 tuần. Ở thử nghiệm 1 và 2 với sinh khối ước tính là 2 và 3 kg/m2 và trọng lượng cuối cùng là 1.250 và 800 mg (4 tuần/ vụ)
|
Thử nghiệm 1 |
|
Thử nghiệm 2 |
|
2 Tuần |
2 Tuần |
|
2 Tuần |
2 Tuần |
Thông số |
Pha 1 |
Pha 2 |
|
Pha 1 |
Pha 2 |
Mật độ thả ban đầu (PL/m2) |
7.091 |
1.684 |
|
16.620 |
3.947 |
Trọng lượng ban đầu/PL (mg) |
3 |
300 |
|
3 |
200 |
Mật độ khi thu hoạch/ vụ (con /m2) |
6.737 |
1.600 |
|
15.789 |
3.750 |
Trọng lượng cuối cùng /con (mg) |
300 |
1.250 |
|
200 |
800 |
Sinh khối tính trên đơn vị diện tích (kg/m2) |
2.02 |
2.00 |
|
3.16 |
3.00 |
Sinh khối tính trên đơn vị thể tích (kg/m3) |
10.10 |
10.00 |
|
15.80 |
15.00 |
Mật độ thu hoạch/vụ/tầng (con/m2) |
|
6.400 |
|
|
15.000 |
Mật độ thu hoạch/năm/tầng (con/m2) |
|
153.600 |
|
|
360.000 |
Giả sử năng suất tôm (30g/m2) của bể ương đạt 4147kg ở thử nghiệm 1. Do đó, 10 tầng ương (10 m2 / tầng) đạt năng suất 414.700 kg (30 g/con). Thử nghiệm 2 chỉ sử dụng phân nửa số lượng tầng ương.
Tóm lại, 5 đến 10 tầng của 5 hệ thống Raceway, 10 m2/ tầng, là đủ để tôm con kích cỡ 0.8 – 1.25g đạt năng suất 400.000kg (30g/con). Thả những tôm giống này vào 7 hệ thống RW tương đương 1 ha nước thải, năng suất hơn 1.000.000 kg tôm/ năm. Các chi tiết liên quan đến chiến lược quản lí được trình bày trong một bài báo khác (Lingenfelter và ctv, 2012).
Nguồn: Addison L. Lawrence, Jack Crockett, Brinson A. Lingenfelter, Joshua Moeckel, Susmita Patnaik - USING SUPER-INTENSIVE STACKED RACEWAYS FOR NURSERY PRODUCTION OF JUVENILE Litopenaeus vannamei FOR POND AND TRADITIONAL RACEWAY PRODUCTION SYSTEMS
Dịch bởi: KS LÊ HẢI QUỲNH - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT