FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Bổ sung ammonia giúp làm giàu hệ vi sinh floc trong giai đoạn ương vèo tôm thẻ chân trắng

Tóm tắt

Trong một nghiên cứu, "bón phân sớm" (per - fertilization) trong giai đoạn ương vèo của một hệ thống biofloc cho tôm đã được thử nghiệm. Mục tiêu là để thúc đẩy sự hình thành biofloc giúp giảm thiểu nồng độ amoniac. Điều này cũng kích thích hình thành các cộng đồng vi khuẩn tham gia vào quá trình nitrat hóa. Hàm lượng chất lơ lửng cao nhất đạt được ngay sau khi bón phân sớm, thể hiện sự hình thành quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với việc sử dụng amoni clorua.

Trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất thành công phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi – bao gồm cả vật lí và hóa học – cho sự phát triển của loài vật nuôi. Duy trì chất lượng nước đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp môi trường thích hợp cho vật nuôi, đặc biệt với kỹ thuật nuôi ngày càng phát triển.

Các hệ thống sử dụng công nghệ Biofloc kết hợp một số lợi thế để đạt năng suất cao hơn trong nuôi tôm biển. Một trong những lợi thế đó là cải thiện chất lượng nước bằng cách tái sử dụng các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nitơ như ammoniac và nitrit. Bằng cách giữ nồng độ các hợp chất nitơ dưới mức độc hại ở các giai đoạn khác nhau trong nuôi tôm đều có kết quả tốt hơn.

Trong trường hợp này, giai đoạn ương vèo có thể sử dụng hệ thống Biofloc trước khi thả nuôi thương phẩm. Kích cỡ tôm đồng đều và giảm rủi ro do dịch bệnh là những lợi thế chính của ương vèo. Trong một giai đoạn ngắn, nó có thể dược sử dụng để bắt đầu hình thành Biofloc và tái sử dụng nước trong giai đoạn nuôi thương phẩm.

Trong hệ thống Biofloc của nuôi tôm biển, nguồn nitơ chính là từ thức ăn. Tôm chuyển hoá thức ăn và bài tiết nitơ thành ammonia. Một nguồn ammonia khác trong nước là sự phân hủy thức ăn dư thừa bởi vi khuẩn. Việc kiểm soát nồng độ ammonia được chia thành ba quá trình: hấp thụ bởi vi tảo, vi khuẩn đồng hóa và quá trình nitrat hóa.

Ammonia, vi khuẩn trong hệ thống Biofloc

Việc duy trì các vi khuẩn dị hóa và nitrat hóa (tự dưỡng) trong hệ thống Biofloc phụ thuộc vào sự hòa tan ammonia trong nước. Tại thời điểm bắt đầu chu kì, các vi khuẩn dị dưỡng được kích hoạt bằng việc bổ sung cacbon hữu cơ, sau đó tiêu thụ và chuyển hóa ammonia, kết hợp nó trong sinh khối của vi sinh vật. Sau đó, các vi khuẩn nitrat oxy hóa ammonia thành nitrite và nitrate nhờ các nhóm vi khuẩn hiếu khí tự dưỡng là NitrosomonasNitrobacter.

Nhóm Nitrosomonas chịu trách nhiệm oxy hóa ammoniac thành nitrite, trong khi đó nhóm Nitrobacter oxy hóa nitrite thành nitrate. Tuy nhiên, các vi sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng chủ yếu sử dụng nguồn ammonia từ chất bài tiết của tôm.

Trong các hệ thống cũ, nồng độ amoniac có xu hướng tăng theo chu kỳ sản xuất do sinh khối tôm nuôi tăng, lượng thức ăn dư tăng và các chất hữu cơ tích lũy cũng tăng. Ngay cả khi các khuyến nghị về cách cho ăn được thành lập thì hệ thống nuôi bán thâm canh và thâm canh truyền thống cũng thường phải thay một phần nước để nồng độ ammonia không tăng đến mức độ gây chết tôm và không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm.

Giảm thiểu tích lũy ammonia

Một trong những cách để giảm thiểu sự tích tụ amoniac trong hệ thống biofloc là đẩy nhanh quá trình nitrate trước khi ammonia xâm nhập vào trong hệ thống. Ngoài ra việc này có thể được thực hiện trước hoặc sau khi thả tôm giống để thiết lập các vi khuẩn oxy hóa ammonium.

Để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự hình thành biofloc, tần số bổ sung rất quan trọng vì giai đoạn đầu liên quan đến vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế. Những vi khuẩn này hấp thụ ammonia với công suất rất lớn và chuyển thành những vi sinh vật protein. Điều này làm hạn chế dinh dưỡng sẵn có cho nhóm vi khuẩn tự dưỡng làm chúng tăng sinh chậm. Kết quả là nitrite, sản phẩm trung gian của quá trình nitrate hóa có thể đạt đến mức độ không mong muốn.

Chiến lược bổ sung thêm ammonia với các nồng độ khác nhau tại những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào phản ứng hình thành biofloc do việc kích thích tăng sinh vi khuẩn bằng nguồn dinh dưỡng cung cấp. Những biến đổi này xảy ra do việc bổ sung có thể được thực hiện trước hoặc khi bắt đầu thả nuôi.

Đáng chú ý là sự hiện diện của tôm ảnh hưởng đến nồng độ ammoniac do bài tiết của tôm và sự phân hủy của chất hữu cơ. Các mức ammonia trong hệ thống nuôi cần được xem xét tính toán để bổ sung các hợp chất có chứa ammonia.

Nghiên cứu về ammonia

Tại trung tâm nuôi trồng thủy sản biển thuộc Đại học Liên Bang Rio Grande Miền nam Brasil, thí nghiệm đã được tiến hành để đánh giá tỷ lệ hình thành vi sinh vật trong một hệ thống biofloc cho tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei. 

Các bước xét nghiệm phân tích nồng độ khác nhau của amoni clorua trong giai đoạn nuôi thương phẩm, với nồng độ 1.5 và 3mg/L được lặp lại 2 lần (ba, năm đến bảy ngày), so sánh với nghiệm thức không bổ sung ammonia.

Biểu đồ 1 cho thấy, tại các nghiệm thức có bổ sung ammonia, hàm lượng chất lơ lửng cao hơn so với nghiệm thức không có bổ sung ammonia. Các nghiệm thức thường xuyên được bổ sung ammonia nhất có số lượng biofloc ổn định cao hơn vào cuối thử nghiệm. Thí nghiệm cho thấy các chất dinh dưỡng được cung cấp thường xuyên (ammonia) giúp kích thích hình thành biofloc trong quá trình nuôi chứng tỏ khả năng tăng tốc quá trình này được bắt đầu trước khi thả tôm.



Chú thích tiếng anh trên biểu đồ: Settleable Solids: Chất rắn lắng; Day: Ngày

Trong nghiên cứu, bón phân sớm đã được thử nghiệm ở giai đoạn ương vèo. Mục tiêu là để thúc đẩy sự hình thành biofloc giúp giảm thiểu nồng độ ammoniac, tránh nồng độ quá cao trong quá trình nuôi. Điều này cũng kích thích hình thành các cộng đồng vi khuẩn tham gia vào quá trình nitrat hóa.

Thí nghiệm được tiến hành trong một nhà kính với 9 bể ương 35 m²/ bể, bao gồm ba nghiệm thức với ba lần lặp lại. Hơn một tuần, amoni clorua đã được thêm vào ở nồng độ 0,5 và 3,0 mg / L cho hai nghiệm thức. Mật đường đã được sử dụng như một nguồn cacbon để đạt được tỉ lệ cacbon:nitơ là 6:1.

Một lô đối chứng không bổ sung ammoniac được sử dụng để so sánh tỷ lệ hình thành biofloc. Nồng độ ammonia được xác định thông qua nitơ tổng số trong nước nuôi (TAN). Tôm có trọng lượng trung bình 0,03 g được thả với mật độ 3.000 / m2.

Kết quả

Nitơ tổng số không khác nhau đáng kể giữa các nghiệm thức (Bảng 1). Lưu ý rằng ngay cả khi không bổ sung amoni clorua, nồng độ TAN trung bình trong lô đối chứng cũng tương tự như ở các lô có bổ sung chất dinh dưỡng, điều này thể hiện tính khả thi của việc bổ sung chất dinh dưỡng trước mà không ảnh hưởng đến sự cân bằng ammonia trong quá trình nuôi.

Bảng 1: Nồng độ trung bình các hợp chất nitơ của các nghiệm thức.



Nồng độ các chất lơ lửng cao nhất xuất hiện ngay sau khi bổ sung dinh dưỡng trước ở lô thử nghiệm (Biểu đồ 2). Điều này chứng tỏ với việc bổ sung amoni clorua sẽ hình thành quần thể vi khuẩn nhanh hơn.


Chú thích tiếng anh trên Biểu đồ 2: Week: tuần; Total Suspended Solids: Tổng chất rắn lơ lửng.

Biểu đồ 2: Tồng giá trị chất lơ lửng trong các nghiệm thức.

Một cách tổng quát, việc bổ sung dinh dưỡng có thể được xác định theo thời gian nuôi - sử dụng phương pháp bổ sung dinh dưỡng trước khi thả tôm, cũng như bổ sung ammonia sau khi thả tôm.

Tốc độ hình thành biofloc trong giai đoạn ương vèo cho phép tái sử dụng nước cho nuôi thương phẩm, tối ưu hóa việc duy trì chất lượng nước. Việc sử dụng ammonia để bón cho hệ thống biofloc là khả thi và thúc đẩy sự xuất hiện vi khuẩn để tạo thành biofloc mà không ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Nguồn: Ammonia Addition Enhances Microbial Flocs In Nursery Phase For Pacific White Shrimp - P.66 - 68 - The Global Aquaculture Advocate - Tháng 7-8/2014

Người dịch: KS LÊ PHƯỚC ĐẠI - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT

 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi