FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa nhện gié trên lúa

Nhện gié (Steneostarsonemus Spinki Smiley) là một trong những dịch hại phổ biến trên lúa trong những năm gần đây, gây hại nặng trên trà lúa hè thu trong điều kiện nắng nóng, khô hạn, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.

Nhện gié xuất hiện và gây hại cho lúa quanh năm, nhưng nhiều nhất là vụ hè thu khi điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Nhện gié có kích thước rất nhỏ, rất khó phát hiện bằng mắt thường. 

Ngoài ra, theo các kết quả nghiên cứu của các nhà côn trùng học ở Viện lúa quốc tế thì sự bộc phát của nhện gié có liên quan đến việc nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu ở đầu vụ làm giảm mật độ thiên địch trên đồng ruộng, gieo sạ quá dày, bón nhiều phân đạm.



Hình ảnh nhện gié được phóng đại 
Đặc điểm gây hại: 

Nhện gié gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa. Chúng gây hại cho lúa bằng cách chích hút nhựa cây để lại nhiều sọc dài màu nâu tím bên ngoài bẹ lá.

Khi lúa ở thời kỳ nhỏ, nhện gié chích hút bên ngoài bẹ hoặc vị trí tiếp giáp giữa bẹ và thân cây. Vết hại lúc đầu là các chấm màu trắng vàng, sau lan rộng tạo thành những đám trông như vết cạo gió màu nâu hoặc nâu đen. Đến giai đoạn lúa làm đòng, nhện gié đục vào bên trong và sống ở khoang mô bẹ lá và gân lá, tạo thành nhiều sọc dài màu tím chạy dọc theo bẹ lá làm cho lá có màu thâm đen. Khi lúa trổ chín, nhện gié gây hại trên nhiều bộ phận như bẹ lá, gân lá, thân, bông và trên hạt. 


 
Vết nhện gié chích hút
 
Khi mật số cao chúng bò lên bông lúa và chích hút cuống bông, cuống gié và bông lúa trước khi trỗ. Trong thời kỳ lúa làm đòng mà bị nhện gié tấn công mạnh sẽ làm cây lúa thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ thoát, hạt lúa bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt. Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng vì phần lớn số hạt bị lép làm giảm năng suất.


 
Sự gây hại của nhện gié còn tạo ra các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm, vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây hại như Sarocladium oryzae, Curvularia sp., Alternaria padwrekii, trong đó chủ yếu là nấm Sarocladium oryzae gây bệnh thối bẹ.
 
Không chỉ làm giảm năng suất mà nhện gié còn làm giảm tỷ lệ gạo thương phẩm, chất lượng gạo cũng giảm theo. Trên các giống lúa khác nhau thì mức độ gây hại và mật độ nhện cũng khác nhau.

Biện pháp phòng trị:

1/ Biện pháp canh tác:

 
  • Sau khi thu hoạch lúa, rải rơm đốt đồng trước khi làm đất nếu là vùng thường xuyên có nhện gié xuất hiện.
  • Cày ải phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, phun thuốc diệt cỏ bờ, lúa chét, lúa rày.
  • Sạ lúa theo hàng với mật độ vừa phải, bón phân cân đối giữa đạm-lân-kali.
  • Bảo vệ thiên địch trong ruộng lúa, một số loại nhện và ong nội ký sinh có khả năng kiềm chế mật số nhện gié.
  • Cung cấp đủ nước cho ruộng lúa vì nhện gié thích hợp điều kiện ruộng khô.
  • Luân canh cây trồng bằng cách trồng cây trồng cạn để cắt đứt vòng đời của chúng như các cây họ đậu đồng thời làm tăng độ phì của đất.
2/ Biện pháp hóa học: 
 
  • Nhện xuất hiện nhiều ở giai đoạn bắt đầu làm đòng đến trổ, vì vậy cần phát hiện sớm, phun thuốc trừ ngay từ thế hệ đầu tiên mới có hiệu quả cao. 
  • Để đạt hiệu quả cao, trước khi phun thuốc cần vô nước cho mực nước ruộng cao để đẩy nhện gié di chuyển lên phía trên thân lúa cho dễ dính thuốc.
  • Do nhện gié sống trong bẹ lá lúa nên cần phun lượng nước cao mới có thể tiêu diệt được chúng (2 bình 25 lít/1.000 m2). Bà con lưu ý chỉnh béc phun thật nhuyễn, phun kỹ mặt dưới lá lúa, ướt đẫm cây lúa, nhất là bẹ lá lúa, lượng thuốc dư sẽ chảy sâu xuống theo bẹ lá vào bên trong giết nhện.
  • Sử dụng một số loại thuốc phòng ngừa nhện gié có gốc lưu huỳnh như Sulfex 80WG, giai đoạn và liều lượng sử dụng:
  1. Lúa 30 – 35 NSS: phun phòng hoặc kiểm tra thấy bẹ lúa bị hại (vết hại màu tím), liều lượng 40 - 50g/bình 25 lít.
  2. Lúa 40 – 45 NSS: phun phòng hoặc phát hiện bẹ lúa bị hại, liều lượng 40 - 50g/bình 25 lít.
  3. Từ 5 - 7 ngày trước trổ: phun phòng hoặc phát hiện bẹ lá đòng bị hại, liều lượng 40 - 50g/bình 25 lít.
Ngoài tác dụng phòng ngừa nhện gié, Sulfex 80WG còn chứa lưu huỳnh cung cấp nguyên tố trung lượng S, góp phần giúp lá lúa xanh, dày, đứng lá, hạn chế được một số loại sâu bệnh hại tấn công cũng như chống chịu được các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THÀNH TIẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC

 
Từ khóa: Sulfex 80WG
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi