FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kinh nghiệm quản lý ương tôm thẻ chân trắng trong hệ thống Raceway ở Ecuador

Giới thiệu

Ương nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình raceway – một hệ thống ương nuôi trung gian trước khi thả giống ra ao nuôi thịt  được sử dụng trên toàn thế giới – là mô hình thay thế cho cách nuôi truyền thống hiện nay nhằm rút ngắn thời gian nuôi thịt nhờ vào tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sau khi ương, gia tăng tỷ lệ sống, và tăng cường khả năng kháng bệnh. Ngoài ra, hệ thống Raceway giúp cho tôm thích nghi tốt hơn khi thả ra ao nuôi thịt và đáp ứng tốt việc kiểm soát thời gian khi nào thì cần thả ra ao nuôi.

Hệ thống ương nuôi Raceway cũng cho phép chúng ta tối ưu hóa việc cho ăn và khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôm, giảm ảnh hưởng đến môi trường, và chủ động hơn trong việc đối phó với các tình huống biến động về thời tiết. Chính vì thế nó giúp chúng ta cải thiện được việc kiểm soát một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Ngày nay, nhiều trang trại nuôi tôm ở Châu Mỹ La tinh – bao gồm Ecuador – đã và đang vận hành hệ thống ương nuôi này và gặt hái nhiều lợi nhuận hơn.

Thiết kế hệ thống Raceway và vận hành

1.Vị trí

Hệ thống Raceway phải nằm ở vị trí chiến lược trong trang trại nuôi nhằm đáp ứng khả năng cung ứng tôm giống sau ương đến các ao nuôi thuận tiện. Ngoài ra, hệ thống cũng cần được thiết kế ở vị trí nhằm đạt các mục đích thuận lợi về vận chuyển, thông gió và chiếu sáng.
 
2.Cơ sở hạ tầng

Raceway cần các bể nuôi có đáy dạng lòng chảo với thể tích chứa nước vào khoảng 30 – 80 tấn nước. Các bể nuôi phải được lót bạt chất lượng cao (HDP) hoàn toàn. Hệ thống Raceway cần phải được đặt trong nhà kính (có mái che) nhằm duy trì các yếu tố thủy lý hóa ổn định, nhiệt độ biến thiên trong khoảng 28 – 32 độ C.. Ngoài ra, hệ thống cũng cần phải có một bể lắng nước, bể xử lý và hồ chứa nước dự trữ.
 
3.Thiết bị, dụng cụ

Bao gồm máy thổi khí, máy nén khí, máy phát điện, các bộ lọc, đá bọt, các ống dẫn khí, bình oxy phục vụ cho việc vận chuyển tôm giống sau khi ương đến các ao.
 
4.Quản lý

Siphon hàng ngày hoặc cách ngày tùy thuộc vào chất lượng nước và sự tích tụ chất hữu cơ, chất cặn bã. Tùy  thuộc vào điều kiện nước, việc thay nước nên được thực hiện vào khoảng 20 – 50% với tần suất  2 – 3 lần/tuần và bắt đầu sau 3 – 4 ngày thả giống vào hệ thống ương. Cũng cần phải nhớ rằng nếu thay nước nhiều quá cũng có thể làm cho tôm bị sốc và gia tăng tỷ lệ chết.
 
Mật độ thả tùy thuộc vào khả năng của hệ thống Raceway, có thể thả với mật độ từ 20 – 50 con/lit. Chất lượng nước và thức ăn cần phải được kiểm soát tốt.
 
Một số chỉ tiêu chất lượng nước nên được kiểm soát với tần suất như sau:
 
- DO (oxy hòa tan) – 06 lần/ngày
- Nhiệt độ - 06 lần/ngày
- pH – 02 lần/ngày
- Nitrit, Nitrat và amomonium – 02 lần/ngày.
 
Ngoài ra, sức khỏe tôm cũng phải được kiểm tra kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/tuần bao gồm các phân tích và kiểm tra về bệnh.
 
Một sơ đồ hệ thống Raceway tại Ecuador


5. Cho ăn

Tần suất cho ăn, kích cỡ thức ăn và chất lượng thức ăn là những yếu tố quan trọng quyết định sức tăng trưởng của tôm, sức khỏe cũng như tỷ lệ sống của tôm. Vì thế, tần suất cho ăn ít nhất là 4 lần một ngày vào những thời điểm tôm có khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
 
Kích thước thức ăn rất quan trọng, ở giai đoạn PL 11 – 12 thì kích thước thức ăn tốt nhất vào khoảng 0,25 mm đường kính nhằm tránh tình trạng dư thừa thức ăn, gia tăng nitrat trong hệ thống nuôi và duy trì tốt chất lượng nước.
 
Tại Ecuador, kết quả tăng trọng và chất lượng nước tốt nhất được ghi nhận khi raceway áp dụng  tần suất cho ăn từ 6 – 8 cữ/ngày tùy vào mùa vụ. Nhiệt độ là yếu tố tối quan trọng trong Raceway vì nó quyết định đến sức ăn của tôm, khả năng tiêu hóa, đồng hóa và thời gian đi phân ra ngoài.
 
6. Tần suất và tổng lượng cho ăn
 
Tần suất và tổng lượng cho ăn được đề nghị như bên dưới 



Trong mùa nóng, biến biến động nhiệt độ giữa ngày và đêm nằm trong khoảng từ 2 – 30C. Kết quả là hoạt động của enzyme và quá trình trao đổi chất tăng lên. Điều này rất quan trọng, nó cho thấy sinh khối (tổng trọng lượng đàn tôm) tăng bình quân 4%/ngày từ ngày 1 – 16 và tăng 5% từ ngày 17 – 24 trong quá trình ương so với ương trong mùa lạnh. Ngoài ra, tần suất cho ăn trong mùa nóng cũng tăng từ 6 cữ/ngày thành 8 cữ/ngày (Xem các bảng cho ăn bên dưới)
 
Bảng cho ăn trong mùa nắng nóng (tháng 11 – 4, nhiệt độ 29 – 330C) tại Nicovita



Bảng cho ăn trong mùa lạnh (tháng 5 – 10, nhiệt độ 28 – 310C) tại Nicovita



Kinh nghiệm và đề nghị

Với tần suất cho ăn 8 cữ/ngày trong mùa nắng nóng cho thấy tốc độ tăng trưởng cao hơn 38%, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) tăng 9%. Tỷ lệ sống giữa hai mùa nóng và lạnh không có sự khác biệt đáng kể mặc dù tỷ lệ sống ở mùa lạnh cao hơn 6%.

So sánh các chỉ tiêu môi trường như oxy hòa tan, màu nước, năng suất, nước thải…cho thấy cho ăn 8 lần/ngày mang lại kết quả tốt hơn so với trường hợp cho ăn 6 cữ/ngày. Cụ thể, hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 5 mg/l, pH duy trì trong khoảng 7.5 – 8.0, mật độ tảo 570.000 – 1.500.000 tế bào/ml với một chút ưu thế của tảo lam, tổng NH4 – N trong khoảng 0,25 – 2,5ppm.

Không có tình trạng cho ăn thiếu dẫn đến tôm ăn lẫn nhau trong hệ thống ương, tỷ lệ sống ghi nhận được trong mùa nắng và mùa lạnh tương ứng 82% và 90%, ngoài ra khi siphon không phát hiện thức ăn thừa. Tất cả những dữ liệu trên cho phép chúng tôi kết luận rằng tổng lượng thức ăn và kích thước thức ăn rất phù hợp với nhu cầu của tôm trong các giai đoạn.

Kết quả thu hoạch tôm trong mùa nóng (từ tháng 11 – 4, nhiệt độ 29 – 330C)



Kết quả thu hoạch tôm trong mùa lạnh (từ tháng 5 – 10, nhiệt độ 28 – 310C)


Nguồn: Sebastián Arias
, EXPERIENCES MANAGING RACEWAYS FOR THE CULTIVATION OF MARINE SHRIMP Litopenaeus vannamei IN ECUADOR. www.nicovita.com.pe

Dịch bởi: KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - CÔNG TY VINHTHINHBIOSTADT

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi