FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Nuôi tôm công nghệ Biofloc ở châu Á

Tiến bộ của trang trại

Đối với nghề nuôi tôm bền vững thì an toàn sinh học (ATSH) là một yếu tố chính. ATSH của trang trại bắt đầu từ việc thiết kế và xây dựng.

Cuối những năm 1980, hầu hết các trang trại nuôi tôm ở châu Á được thiết kế với các hệ thống nước chảy xuyên suốt. Tiêu biểu nhất là trang trại lớn Dipasena ở Lampung (Indonesia), với các dãy ao sử dụng kênh cấp và thoát nước ở hai bên đối diện nhau. Hệ thống này hoạt động tốt cho đến khi xuất hiện các đợt bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn gây ra đầu những năm 1990. Các ao chứa đã được đưa vào sử dụng để quản lý và kiểm soát các vấn đề về vi khuẩn.

C.P. Indonesia đã thiết kế một trang trại nuôi tôm lớn với các hệ thống nước tuần hoàn, các ao chứa và ao lắng để giải quyết các vấn đề về vi khuẩn. Tuy nhiên, giữa những năm 1990, những vấn đề về dịch bệnh do virus phát triển, đặc biệt là hội chứng đốm trắng. Một lần nữa, các thiết kế trang trại cần phải thay đổi để có thể xử lý nước đầu vào trước khi sử dụng trong ao nuôi.

Một module do Blue Archipelago Berhad thiết kế gần đây ở Malaysia gồm 2 hệ thống với 4 ao chứa, chiếm khoảng 20% diện tích ao nuôi. Chỉ có một trạm đầu vào dẫn nước chưa xử lý và phải đi qua 4 ao chứa trước khi đi vào kênh cấp nước chính của module. Từ kênh chính, nước đã qua xử lý được phân phối vào các ao nuôi.

Hệ thống Biofloc

Những yêu cầu cơ bản để tối ưu hóa công nghệ nuôi tôm Biofloc thương phẩm bền vững là nhựa HDPE (high-density polyethylene) hoặc các ao lót bê tông. Thả giống mật độ cao 130 - 150 con/m2 và mức độ sục khí mạnh công suất 28 - 32 hp/ha cũng rất cần thiết. Quạt nước được lắp đặt trong ao để giữ cho hàm lượng ôxy hòa tan cao và hướng bùn về khu vực giữa ao. Sau đó, bùn có thể được hệ thống xi phông hút định kỳ khi cần thiết.

Biofloc là các cụm kết dính gồm vi khuẩn, tảo và động vật nguyên sinh với mảnh vụn và các hạt hữu cơ chết. Sục khí giữ cho Biofloc lơ lửng trong nước ao - đây là yêu cầu chính để tối đa hóa khả năng các quá trình hoạt động của vi khuẩn trong ao nuôi tôm. Biofloc lơ lửng cũng là nguồn thức ăn sẵn có cho tôm.

Ngũ cốc dạng viên và mật đường được sử dụng để duy trì tỷ lệ carbon:nitơ trên 15. Thêm vào đó, các hóa chất đặc trưng, như vôi dolomite và vôi, kaolin (cao lanh), cần được sử dụng trong quá trình chuẩn bị nước ao và trong giai đoạn nuôi. Kaolin được sử dụng 50 - 100 kg/ha, 1 - 2 lần/tuần.

Hoạt động và kiểm soát

Chỉ nên sử dụng nước đã qua xử lý. Nói chung, nước đầu vào nên được lọc bằng cách sử dụng lưới 250 micro để ngăn chặn ấu trùng giáp xác (đặc biệt là cua) từ ao chứa và ao nuôi vào. Xử lý nước bằng chất diệt giáp xác để diệt bất kỳ loài giáp xác và trứng nào của chúng còn lại trong nước. Đồng thời, nước phải được giữ ổn định trong ao lắng hoặc ao nuôi ít nhất 74 giờ. Quá trình ổn định này giúp loại bỏ bất kỳ phần tử virus nào trong nước.



Mỗi bể thí nghiệm được trang bị một thùng liền kề (xô trắng) để làm lắng chất rắn - Nguồn: Advocate 

Trước khi thả tôm, yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo việc lọc nước, xử lý hóa chất và ổn định nước. Chỉ nên thả tôm giống sạch bệnh.

Khi ao đã thả giống, một yếu tố chính cần kiểm soát là khối lượng Biofloc. Sử dụng phễu Imhoff để đánh giá, khối lượng Biofloc phải được duy trì dưới 15 ml/L. Cần lấy ít nhất hai mẫu đồng thời từ hai vị trí dưới bề mặt nước trong ao nuôi. Nước màu xanh lá cây hay nâu thì chấp nhận được, nước màu đen là biểu hiện các điều kiện bất thường.

Ngũ cốc dạng viên và mật đường cung cấp nguồn carbon khi cần thiết. Nói chung, dùng ngũ cốc dạng viên 15 - 20% trên tổng lượng thức ăn trong quá trình nuôi. Mật đường có thể dùng 2 - 3 lần/tuần theo liều lượng 15 - 20 kg/ha/ao. Lượng ôxy hòa tan cần được theo dõi thường xuyên để giữ ở mức hơn 4 mg/L. Đặc biệt trong hệ thống nuôi Biofloc, thiết bị sục khí phải được theo dõi liên tục để có thể kịp thời sửa chữa hoặc thay thế khi có sự cố.



So sánh hiệu suất nuôi mong đợi của hệ thống nuôi Biofloc với hệ thống nuôi tự dưỡng truyền thống được thể hiện ở bảng trên ta thấy, trong hệ thống Biofloc, tôm phát triển nhanh hơn, sản lượng thu hoạch tốt hơn, hệ số chuyển đổi thức ăn tốt hơn, vì thế các chi phí thức ăn thấp hơn.

Với công nghệ Biofloc, việc thay nước ít hơn và các hệ thống ao nuôi ổn định hơn so với hệ thống nuôi tự dưỡng. Hệ thống nuôi tôm Biofloc cho sản lượng cao hơn nên cũng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng.

Các ứng dụng khác

Ngoài áp dụng trong nuôi tôm, cá thâm canh, công nghệ Biofloc cũng được áp dụng ở các hệ thống nuôi siêu thâm canh raceway để sản xuất hơn 9 kg tôm/m³. Phương pháp nuôi raceway phục vụ cho các giai đoạn ương giống, nuôi lớn và nuôi tôm bố mẹ, cũng như tuyển chọn các gia hệ tôm.

Hiện nay, một số trường đại học lớn và một số công ty tư nhân đang nghiên cứu sử dụng Biofloc như một nguồn protein đơn bào làm thức ăn thủy sản. Theo một số tác giả, hàm lượng protein thô trong Biofloc là 35 - 50% và thành phần lipid thô chiếm 0,6 - 12% khối lượng. Biofloc có thể hơi thiếu arginine, lysine, methionine. Hàm lượng tro đo được 21 - 32%.

Nguồn: http://thuysanvietnam.com.vn/nuoi-tom-cong-nghe-biofloc-o-chau-a-article-6052.tsvn


 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi