Quản lý tuyến trùng và rệp sáp hại hồ tiêu
1. Nguyên nhân và triệu chứng gây hại
a. Tuyến trùng:
Tuyến trùng ký sinh rễ hồ tiêu chủ yếu là tuyến trùng gây nốt sưng Meloidogyne incognit.
Ấu trùng tuyến trùng nốt sưng Meloidogyne incognita xâm nhập vào rễ cây qua phần đầu rễ, định vị và kích thích các tế bào phát triển thành tế bào khổng lồ để cung cấp dinh dưỡng cho tuyến trùng. Tế bào khổng lồ và những tế bào xung quanh chúng phát triển, hợp thành một khối, tạo ra nhiều nốt sưng trên rễ hồ tiêu, dẫn đến các mô bào không còn duy trì được chức năng lưu dẫn bình thường, quá trình vận chuyển dinh dưỡng và nước bị cản trở, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Cây bị hại còi cọc, vàng lá, năng suất và chất lượng hồ tiêu giảm. Tuyến trùng nốt sưng thường có tương tác với các vi sinh vật gây hại trong đất, làm cho tác hại càng nghiêm trọng hơn, làm giảm khả năng chống chịu của cây đối với bệnh héo, gây chết cây, nhất là cây thời kỳ còn nhỏ.
b. Rệp sáp:
Rệp sáp (tên khoa học là Pseudococcus sp) có hình bầu dục dài khoảng 4 mm, ngang 2-3 mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp.
Vòng đời của rệp ngắn 30-45 ngày, nhưng trong một năm có nhiều lứa rệp phát triển liên tiếp xen kẽ nhau nên khi thấy phát hiện có cả rệp trưởng thành lẫn rệp non...
Rệp càng lớn càng ít di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chủ yếu nhờ kiến cộng sinh.
Khi rệp phá hại lâu ngày ở rễ, chúng cộng sinh với nấm Bornetina sp. ở trong đất tạo thành những vùng u lớn bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh các đoạn rễ, bên trong là một đám rệp đủ các lứa tuổi đang bám chặt vào mặt rễ đã bong tróc hết vỏ để chích hút.
Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật số, là loài sâu hại nguy hiểm cho cây tiêu.
2. Biện pháp phòng trừ
2.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
a. Chuẩn bị đất trồng:
- Đất chuyển đổi từ cây trồng khác:
o Đất phải nằm trong vùng quy hoạch trồng hồ tiêu
o Sau khi thu dọn vườn, cày 2 lần ở độ sâu 40 - 45cm, rà rễ cây trồng trước, thu gom toàn bộ rễ đưa khỏi vườn tiêu hủy, phơi đất 1 - 2 tháng, sau đó bừa ở độ sâu 20 - 30 cm theo chiều ngang vườn, tiếp tục gom nhặt rễ còn sót lại đưa ra khỏi vườn tiêu hủy
o Luân canh tối thiểu 12 tháng với nhóm cây đậu đỗ, cúc vạn thọ, cắt nguồn tuyến trùng từ chu kỳ kinh doanh trước.
- Đối với đất đã trồng hồ tiêu:
- Các vườn đất chua, trước bừa lần đầu bón 1 - 2 tấn quặng Đôlômit/ha
b. Thiết kế hệ thống thoát nước vườn
Thiết kế hệ thống thoát nước vườn bao gồm mương thoát nước chính, rãnh thoát nước mặt thích hợp với từng địa hình, hạn chế tối đa lan truyền của nhóm tuyến trùng ký sinh rễ và rệp sáp trong vườn vào mùa mưa.
c. Xử lý hố trồng hạn chế tuyến trùng, rệp sáp phát triển trong vùng rễ
- Phân hữu cơ bón lót: Ủ phân chuồng sử phân Wokozim hạt với lượng dùng: 1kg/khối phân chuồng, ủ từ 10 - 15 ngày, sử dụng 2 - 5 kg hỗn hợp phân đã ủ hôi mục và 50 – 100g phân Wokozim hạt bón lót cho 1 hố trồng.
d. Sử dụng cây giống sạch tuyến trùng, rệp sáp
- Kiểm tra tuyến trùng, rệp sáp trong túi bầu, trồng cây giống sạch tuyến , rệp sáp và đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng cây giống.
- Lưu ý trong sản xuất cây giống :
o Vườn làm giống có rãnh cách ly với các vườn sản xuất, kích thước rãnh tối thiểu rộng 40cm, sâu 40cm, thoát nước tốt trong mùa mưa.
o Đất làm bầu hoặc làm luống ươm cây giống có hàm lượng mùn cao, không có nguồn dịch hại, không được lấy ở những vùng đã trồng cà phê và hồ tiêu.
o Đất không có tàn dư rễ cây, được xử lý phơi khô ít nhất 2 tháng, hạn chế tới mức thấp nhất mật độ tuyến trùng tồn tại trong đất.
o Kiểm tra đất vườn ươm, nếu phát hiện có tuyến trùng, sử dụng các sản phẩm có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC) + Carbosulfan (Marshal 5G); Benfuracarb (Oncol 20 EC), Abamectin (Tervigo 020SC)...,
2.2. Thời kỳ kinh doanh
a. Biện pháp canh tác
o Tăng cường bón phân Wokozim hạt, phân vi sinh, tăng nguồn vi sinh vật có lợi trong đất cạnh tranh với tuyến trùng gây hại.
o Tạo bổ sung hệ thống mương thoát nước chính, rãnh thoát nước mặt. Công việc này thực hiện trong mùa khô, tốt nhất sau thu hoạch để hạn chế ngập úng kể cả ngập úng cục bộ, hạn chế tuyến trùng và nấm bệnh lan truyền trong vườn vào mùa mưa.
o Bón phân hóa học cân đối, không bón quá nhiều đạm làm cho cây hồ tiêu mẫn cảm với sâu bệnh hại.
b. Biện pháp sử dụng hạn chế mật độ quần thể tuyến trùng, rệp sáp trong đất
o Hàng năm, phòng trừ tuyến trùng, rệp sáp sớm, hạn chế mật độ tuyến trùng, rệp sáp ngay ở thời kỳ mật độ tuyến trùng, rệp sáp trong đất bắt đầu tăng.
o Phòng trừ tuyến trùng và rệp sáp trong đất vào đầu mùa mưa (tháng 5): Tricel 48EC tưới kết hợp sử dụng phân Wokozim với lượng tối thiểu 150g/gốc.
o Những vườn thường bị tuyến trùng, rệp sáp gây hại nặng: sử dụng Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC); Carbosulfan (Marshal 5 G) + tưới 2 lần cách nhau 7 ngày.nhiều cây bị vàng lá, nhất là trong mùa khô, cần phòng trừ thêm một lần nữa bằng Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC)+ Carbosulfan (Marshal 5 G) vào gần cuối mùa mưa (tháng 9), hạn chế mật độ tuyến trùng, rệp sáp tấn công bộ rễ trong mùa khô.
Bài viết được thực hiện bởi: Th.S Trần Văn Tuyến - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542