FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Rệp sáp tấn công rễ và trái – biện pháp phòng trị

Rệp sáp có thân hình bầu dục, cơ thể có màu hồng thịt, trên thân phủ sáp trắng, quanh thân có các tua sáp trắng dài. Lớp sáp này không tan trong nước nhưng lại tan rất nhanh trong dầu lửa. Rệp không di động, di chuyển đi nơi khác nhờ kiến. Sống tập trung ở kẽ lá, chồi non, cuống hoa, cuống quả. Mùa khô chuyển xuống gốc cây sinh sống. Ở rễ nấm Bornetinia Corinum phát triển thành tổ bao bọc, che chắn cho rệp. Rệp sáp gây hại quanh năm, xuất hiện nhiều vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa.
 
Rệp chích hút nhựa ở vùng cuống quả làm trái nhỏ kém phát triển, nếu nặng sẽ làm khô chùm quả hoặc chết cả cành. Chích hút ở rễ làm cây phát triễn kém, lá vàng, cây chết dần.  Dịch tiết ra từ rệp tạo điều kiện cho bồ hóng đen phát triển.
 
Nhìn chung rệp sáp là loài côn trùng ăn tạp có thể gây hại trên 2.000 loại cây trồng và cỏ dại. Có 2 loại cụ thể như sau:

Rệp sáp hại quả:

Rệp sáp hại quả thường xuất hiện từ sau khi nở hoa cho đến hết thu hoạch. Rệp gây hại nặng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt là sau những cơn mưa trong mùa khô. Số lượng rệp giảm hẳn giữa mùa mưa do mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Sau khi thu hoạch quả, rệp chuyển sang sống trong các cụm hoa chưa nở ở đầu cành và đẻ trứng ở đó. Tác hại chính là làm rụng quả non, chết cành.

Rệp sáp cũng có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Khi rệp sáp hại quả phát triển mạnh thì sau đó nấm muội đen phát triển nhiều, tuy nhiên không cần phun thuốc trừ loài nấm này, khi tiêu diệt được rệp sáp thì nấm muội đen sẽ hết.

Rệp đẻ trứng vào các kẽ lá, nụ hoa, chùm quả non. Một con rệp mẹ có thể đẻ đến 500 trứng theo từng lứa và trứng được ấp dưới bụng mẹ. Rệp non sau khi nở 2 - 3 ngày thì bò ra và nhanh chóng tìm nơi sống cố định. Vòng đời rệp sáp 26 - 40 ngày, trong đó giai đoạn trứng kéo dài từ 5 - 7 ngày.

Phòng trừ

Đối với rệp sáp hại quả cần phải theo dõi liên tục sự xuất hiện của rệp sáp trên đồng ruộng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp, có thể cắt đốt cành bị rệp. Khi bị nặng, ngoài những biện pháp canh tác, có thể tiến hành phun thuốc hóa học.

Tuy nhiên do rệp nằm sâu bên trong cuống quả và còn được lớp sáp không thấm nước bên ngoài bảo vệ, vì vậy để việc phun thuốc có hiệu quả cần phải phun thật kỹ vào các chùm quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được rệp.

 
Đối với rệp sáp này nên sử dụng loại thuốc có hiệu lực cao như Tricel 48EC để phun và phun 2 lần cách nhau từ 5-7 ngày, liều lượng sử dụng 30ml/16 lít.

Rệp sáp hại rễ

Rệp sáp hại rễ cũng có lớp sáp màu trắng bao bọc bên ngoài. Rệp sáp hại quả thân mỏng hơn trong khi rệp sáp hại rễ lại phồng lên như hình bán cầu. Rệp thường chích hút ở phần cổ rễ. Rệp phát triển mạnh trong mùa mưa khi ẩm độ đất cao. Rệp con, sau 2 - 3 ngày được ấp dưới bụng mẹ, bò đi tìm nơi sinh sống. Khi mật độ quần thể tăng cao, rệp lan dần ra các rễ ngang và rễ tơ và khi gặp điều kiện thuận lợi rệp sáp kết hợp với nấm Bornetina Corium tạo thành măng-sông bao quanh rễ cây làm cho rễ bị hư. Trong quá trình rệp chích hút nhựa đã tạo ra những vết thương trên rễ tạo điều kiện cho các nấm gây hại dễ dàng xâm nhập và gây bệnh thối rễ.
 
Kiến làm nhiệm vụ lây lan và bảo vệ rệp. Khi có động, kiến lập tức tha rệp đi trốn, khi yên tĩnh kiến lại tha rệp về chỗ cũ hoặc đến nơi thuận lợi khác để tiếp tục sinh sống.
 
Vòng đời của rệp sáp hại rễ biến động theo mùa trong năm, từ 20 - 50 ngày. Khác với rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ lại đẻ con. Khả năng đẻ của rệp cũng khá lớn, một con rệp mẹ có thể đẻ khoảng 200 con và đẻ làm nhiều lứa.
 
Phòng trừ

Trong mùa mưa nên kiểm tra định kỳ phần cổ rễ ở dưới mặt đất, nhất là vùng có nguồn rệp sáp để phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp vì rệp thường tấn công phần cổ rễ trước.

Nếu thấy mật độ rệp lên cao có nguy cơ lây lan xuống rễ (trên 100con/gốc) có thể dùng những loại thuốc thông thường như TRICEL 48EC, với liều lượng 40ml/4 lít nước . Đào đất đến đâu tưới đến đó và lấp đất lại, tránh tình trạng đào ra để đó, kiến sẽ tha rệp đi nơi khác.


Bài viết được thực hiện bởi Th.S TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi