FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Canxi và Ma giê trong nuôi trồng thủy sản

Động vật  thủy sản trong trại sản xuất giống hoặc ao nuôi thương phẩm đều cần cung cấp đủ lượng Canxi (Ca) và Magiê (Mg) từ thức ăn và môi trường ao nuôi.

Trong các ao nuôi thủy sản, người nuôi thường chỉ đo độ cứng tổng cộng, ít khi đo hàm lượng Ca và Mg cụ thể. Độ cứng là hàm lượng các ion dương hóa trị 2 (chủ yếu là Ca và Mg), hoặc biểu thị bằng tổng số mg Canxi Cacbonat (CaCO3) tương đương có trong 1 lít nước.

Độ cứng thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như độ cứng tổng cộng, độ cứng Canxi hoặc độ cứng Magiê. Mặt khác, tổng của độ cứng Canxi và độ cứng Magiê tạo thành độ cứng tổng cộng. Hệ số chuyển đổi giữa ion dương kiềm thổ và độ cứng được tính theo công thức:

Hàm lượng ion Ca x 2.5 = độ cứng Canxi

Hàm lượng ion Mg x 4.12 = độ cứng Magiê

Độ cứng trong nước ngọt chủ yếu là do đá vôi hòa tan bao gồm Canxi Silicat và khoáng thạch (feldspars). Ở các vùng khô cằn, lượng Ca và Mg được tạo ra từ quá trình hòa tan muối Canxi Sulphate (CaSO4), Magiê Sulphate (MgSO4) và các khoáng chất khác. Hầu hết nguyên liệu dùng trong nuôi trồng thủy sản được làm từ đá vôi tạo nên độ cứng trong nước.

Độ cứng và độ kiềm trong nước ngọt thường có hàm lượng tương đồng nhau, giá trị nằm trong khoảng từ dưới 5mg/l đến trên 150mg/l. Ở các vùng khô cằn, độ cứng cao hơn độ kiềm và thường vượt quá 100mg/l. Nước biển có hàm lượng ion Ca, Mg trung bình lần lượt là 400mg/l và 1,350mg/l; kết quả là độ cứng tổng cộng vượt quá 6,000mg/l — cao hơn giá trị kiềm trung bình của nước biển khoảng 140mg/l. Độ cứng trong nước ở cửa sông giữa các vùng sẽ khác nhau và thông thường sẽ thấp hơn độ cứng trong nước biển nhưng lại cao hơn độ cứng trong nước ngọt (do có sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt).

Các nguồn dinh dưỡng thiết yếu

Canxi và Magiê là những nguồn dinh dưỡng cần thiết cho thực vật và động vật thủy sản. Ví dụ, cá cần Ca để phát triển xương vì xương chứa phần lớn là Canxi Phosphate (Ca3(PO4)2). Tuy nhiên, phiêu sinh thực vật trong ao nuôi thủy sản chỉ cần khoảng 2mg/l ion Ca và cần ít hơn đối với Mg.

Động vật thủy sản có thể hấp thu Ca và Mg trong nước và thức ăn. Trong ao phú dưỡng, độ cứng trong nước đủ lớn để cung cấp Ca và Mg cho động vật thủy sản. Hoặc  trong ao thừa thức ăn, Ca và Mg sẽ được tích lũy từ thức ăn khi độ cứng giảm thấp.

Ao có độ kiềm thấp thường có hàm lượng Ca và Mg thấp, và khi dùng vôi để giải quyết tình trạng này thì độ cứng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, ở các vùng khô cằn, khi bón vôi những ao nước ngọt hoặc ao có nước cấp từ cửa sông/ biển thì độ kiềm thường tăng nhiều hơn là độ cứng. Mặt khác, để đạt năng suất cao trong ao nuôi thủy sản, độ kiềm thường được quan tâm nhiều hơn là độ cứng.

Trong các ao được bón phân, lượng phân bón phosphat cần thiết để duy trì thực vật phù du phát triển đầy đủ có thể nhiều hơn trong nước có nồng độ canxi cao – đặc biệt khi pH được nâng lên.

Ví dụ, cần bón phân Phosphate cao gấp ba lần trong các ao ở Israel - độ cứng cao hơn 300mg/l - để cho cùng sản lượng cá rô phi thu được trong các ao ở Alabama (Mỹ) với độ cứng khoảng 45mg/l.

Các tác động quan trọng khác của Ca và Mg

Trong ao, chức năng của Ca là hạn chế tăng pH khi tốc độ quang hợp tăng cao. Sau khi thực vật sử dụng hết nguồn Carbon Dioxide (CO2) tự do trong nước, chúng có thể sử dụng Bicarbonate (HCO3-) để cung cấp Cacbon. Nhưng khi sử dụng Bicarbonate, thực vật thủy phân Carbonate (CO32-) và làm tăng pH. Khi pH cao, ion Ca hoạt hóa và kết hợp với ion Carbonate để tạo kết tủa CaCO3. Phản ứng này làm giảm thấp lượng Carbonate trong nước và lại làm tăng pH.

Một số ao có độ kiềm cao và hàm lượng Ca thấp. Điều này dẫn đến tình trạng pH cao vào buổi chiều, gây nguy hiểm cho ao nuôi khi quá trình quang hợp diễn ra nhanh chóng. Bổ sung muối CaSO4 để gia tăng hàm lượng ion Ca. Thông thường, trong ao cần có độ cứng lớn hơn hoặc tương đương với độ kiềm — bổ sung 2mg/l CaSO4 sẽ cung cấp được 1mg/l độ cứng.

Độ cứng trong nước cũng góp phần trong việc lắng tụ các hạt sét lơ lửng, làm giảm độ đục. Ion Ca và Mg giúp trung hòa điện tích âm của các hạt sét lơ lửng. Chúng sẽ kết hợp với nhau tạo ra lượng lớn kết tủa. Vì vậy, người nuôi thường bổ sung CaSO4 vào ao để làm giảm độ đục của nước với liều 1,000 - 2,000 kg CaSO4 /ha.

Ion Ca ảnh hưởng đến tính độc của kim loại đối với cá và các loài thủy sản khác. Sự hiện diện của ion Ca ngăn chặn sự hấp thu của ion kim loại qua mang, làm gia tăng nồng độ hòa tan cần thiết của kim loại gây nên tác dụng độc.

Nồng độ gây chết của các kim loại như đồng, kẽm, chì, cadmium và chromium trong nước cứng thường cao hơn bình thường. Ví dụ, theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ David Straus và Craig Tucker, khi môi trường nước có độ cứng 16mg/l, hàm lượng gây chết 50% (LC50) của đồng trong 96 giờ đối với cá da trơn là 0.051 - 0.065mg/l. Nhưng khi nước có độ cứng 287mg/l, LC50 (96 giờ) của đồng đối với cá da trơn là 1.040 - 1.880 mg/l.

Canxi cũng đóng vai trò quan trọng khi cấp nước cho trại nuôi cá. Ở môi trường có hàm lượng Ca thấp, trứng động vật dễ bị Hydrate hóa nên không phát triển hay ấp trứng bình thường được. Hàm lượng Ca tối thiểu giúp cho sự phát triển và ấp trứng tốt trên trứng cá hồi nâu là 10mg/l và cá da trơn là 4mg/l. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Ca thấp nhất trong trại nuôi cá da trơn là 10mg/l, hàm lượng Ca tốt nhất cho quá trình ấp và ương là khoảng 30mg/l.



Hình: Canxi đóng vai trò quan trọng trong nguồn nước cung cấp cho trại cá. Kiềm và độ cứng cao có thể dẫn đến việc kết tủa CaCO3 trong nước.
 
Môi trường ao nuôi có độ kiềm và độ cứng cao dễ dẫn đến hiện tượng kết tủa (tạo CaCO3), điều này đặc biệt phổ biến đối với mạch nước ngầm. Ví dụ, độ kiềm và độ cứng trong nước giếng thường cung cấp cho trại nuôi tôm ở Alabama (Mỹ) lần lượt là 275 và 325mg/l. Sau khi cấp vào ao, ion trong nước kết hợp với CO2 trong không khí, nên độ kiềm và độ cứng chỉ còn 120 và 168mg/l do xuất hiện kết tủa CaCO3.

Kết tủa CaCO3 thường không ảnh hưởng nhiều đến môi trường ao nuôi, nhưng có thể gây ảnh hưởng lớn trong trại sản xuất giống. Nghiên cứu cho thấy, khi cung cấp nước ngầm (nước mặn) có hàm lượng CO2, độ kiềm và độ cứng khá cao cho trại sản xuất giống, đã xảy ra hiện tượng kết tủa CaCO3 trong ấu trùng, dẫn đến tỉ lệ chết cao. Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự trong trại sản xuất cá giống.

Hàm lượng tiêu chuẩn

Độ cứng và độ kiềm thích hợp cho ao nuôi thủy sản nước ngọt là 60mg/l. Vấn đề sẽ xảy ra khi nước có độ cứng cao – hoặc khi độ cứng vượt quá độ kiềm – nhưng miễn là độ cứng tổng cộng đừng cao vượt quá mức cho phép đối với vật nuôi. Độ cứng tổng cộng của nước biển hoặc cửa sông thường không ảnh hưởng xấu đến vật nuôi.

Một vài khu vực có độ mặn thấp, Mg thấp sẽ làm giảm tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm. Có thể làm tăng hàm lượng Mg trong nước bằng cách bổ sung Kali Magie Sulphate. Muối MgSO4 cũng là một nguồn cung cấp Mg.

Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy hàm lượng Mg cần thiết trong nước biển có độ mặn thấp là bao nhiêu, nhưng tỉ lệ Mg (mg/l) so với độ mặn (ppt) trong nước biển phải là 40:1. Do đó, cách tính ước lượng hàm lượng Mg ở độ mặn thấp là lấy độ mặn (ppt) nhân với 40 để được hàm lượng Mg thích hợp. Ví dụ, ở độ mặn 2.5 ppt, hàm lượng Mg thích hợp là 100mg/l.

Một ao nuôi tôm ở Alabama (Mỹ) có độ mặn 2.5 ppt, nhưng hàm lượng Mg trong nước chỉ khoảng 5mg/l. Chi phí để nâng hàm lượng Mg lên 100mg/l là cực kì đắt. Nhưng muốn tôm đạt năng suất và tỉ lệ sống cao thì hàm lượng Mg phải nằm trong khoảng 10 - 30mg/l.

Nguồn: http://advocate.gaalliance.org

Dịch bởi: Thạc Sĩ Lê Hải Quỳnh - Công ty Vinhthinhbiostadt
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi