Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẽ với các bạn về vấn đề quản lý độ kiềm và độ cứng trong ao nuôi.
1. Độ kiềm
- Độ kiềm là khả năng đệm pH của nước. Lượng baze hiện diện trong nước là tổng độ kiềm. Các baze thường gặp trong ao nuôi thủy sản là: Carbonate, Bicarbonate, Hydroxyte, Phosphates và Berates. Carbonate (CO32-) và Bicarbonate (HCO32-) là 2 baze phổ biến nhất và là thành phần chủ yếu của độ kiềm. Tổng độ kiềm được đo bằng đơn vị mg/L CaCO3 và giá trị phù hợp cho động vật thủy sản là từ 75 đến 200 mg/L CaCO3.
Kiểm soát độ kiềm Carbonate – Bicarbonate trong nước mặt và nước giếng được tạo thành bỡi sự tương tác giữa CO2, vôi và nước trong khi đó nước mưa đa phần có tính axit do tiếp xúc với Carbon dioxide (CO2) trong không khí nên nước mưa làm giảm pH.
- Bản chất của các nguồn nước giếng cũng có hàm lượng Carbon dioxide (CO2) cao, nhưng pH và oxy hòa tan thấp là do sự hoạt động của vi sinh vật trong đất, tuy nhiên sự hình thành của các lớp đá trong đất chứa canxi (CaCO3) hoặc đá vôi dolomite, CO2 sẽ hòa tan đá vôi để giải phóng canxi và muối Magie Bicarbonate, kết quả là một số nguồn nước giếng có độ kiềm cao, pH cao và độ cứng cao.
- Nguồn nước có độ kiềm tương đối cao là nguồn nước có khả năng đệm pH tốt bởi vì có nhiều baze để trung hòa axit. CO2 là nguồn tạo ra axit chủ yếu trong ao nên làm pH giảm, vì vậy khi độ kiềm cao, nó có thể trung hòa CO2. CO2, pH và độ kiềm có quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy pH của mẫu nước ít bị sai số khi thực đo nhanh chóng trong vòng 30 phút kể từ khi lấy mẫu.
- Độ kiềm cao dẫn đến khả năng đệm và duy trì pH cao giúp ổn định các loài vi tảo trong ao bởi vì độ kiềm càng cao thì khả năng hòa tan phosphate trong nước càng cao, đó là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát triển.
- Khi độ kiềm cao, khả năng bắt giữ CO2 càng cao nên chúng làm tăng quá trình quang hợp của tảo – khi quang hợp, tảo sử dụng CO2 nên làm tăng pH; ngoài ra, tảo và một số loài thực vật có khả năng kết hợp Bicarbonate (HCO3-) để khử CO2 cho quá trình quang hợp của chúng và giải phóng CO32- và phóng thích Carbonate từ Bicarbonate bỡi thực vật làm pH nước tăng đột ngột ảnh hưởng đến tôm, cá khi quá trình quang hợp quá mức.
- Sự tăng pH do Bicarbonate xảy ra đối với các nguồn nước có độ kiềm thấp hoặc nước có độ kiềm Bicarboante cao ( tức độ cứng thấp). Độ kiềm Bicarbonate cao trong nước mềm thường được tạo ra bỡi muối. Carbonate potassium hoặc Sodium carbonate là muối có khả năng hòa tan tốt hơn muối Calcium carbonate và Magnesium carbonate.
2. Độ cứng
- Độ cứng của nước là quan trọng đối với nuôi trồng thủy sản và là một yếu tố quan trọng của chất lượng nước. Khác với độ kiềm, độ cứng được đo bằng lượng ion hóa trị 2. Độ cứng là hỗn hợp các muối hóa trị 2, nhưng Canxi và Magie là nguồn ion hóa trị 2 chủ yếu của độ cứng. Độ cứng cũng được đo bằng đơn vị mg/L CaCO3, dễ gây nhầm lẫn với độ kiềm. Nếu đá vôi là nguồn tạo ra độ cứng và độ kiềm thì độ cứng và độ kiềm thường giống nhau, nhưng ở nguồn nước có độ kiềm cao do Bicarbonate (NaHCO3) thì thường có độ cứng thấp.
- Canxi và Magie là 2 ion chủ yếu và quan trọng đối với tôm và cá trong quá trình hình thành xương, vảy và một vài quá trình trao đổi chất. Sự hiện diện của ion canxi tự do trong nước cũng giúp ngăn ngừa sự thất thoát của muối natri và kali từ màng tế bào trong cơ thể cá. Canxi tự do được đề nghị cho ao nuôi cá là từ 25 đến 100 mg/L ( tương đương với độ cứng 63 đến 250 mg/L CaCO3), một số loài cá nước ngọt khác (cá trắm cỏ, tôm càng đỏ) cần canxi tự do từ 40 đến 100 mg/L (tương ứng với độ cứng từ 100 đến 250 mg/L CaCO3).
3. Một số lưu ý
- Khi pH cao hơn 8.3, thì vôi sẽ không hòa tan được trong nước có độ pH cao này, nên calcium sulfate (CaSO4) hoặc calcium chloride (CaCl2) nên được sử dụng để làm tăng độ cứng canxi tại thời điểm pH >8.3.
- Độ kiềm làm ổn định pH nên nó làm tăng độc tính của amonia vì pH cao thì amonia tồn tại ở dạng NH3 trong khi đó độ cứng không ảnh hưởng đến độc tố amonia.
Các kim loại như đồng (copper), kẽm (Zinc) sẽ hòa tan khi môi trường có tính axit nên độ kiềm cao sẽ làm giảm độc tính của kim loại. Ion canxi và magie cũng ngăn chặn các kim loại nên độ cứng cao cũng làm giảm độc tính của kim loại. Nước nuôi tôm và cá nên có độ kiềm từ 75 đến 200 mg/L CaCO3 và độ cứng từ 100 đến 250 mg/L CaCO3.
Nguồn: http://www.blacktigerprawn.info
Dịch bởi: KS Huỳnh Thị Bích Thinh - Cty Vinhthinhbiostadt