FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

H2S – Sát thủ thầm lặng trong ao nuôi tôm

Hiện tượng tôm chết do khí độc H2S ở các trại nuôi tôm đang diễn ra theo chiều hướng tăng mạnh và dần trở nên phổ biến vào thời gian gần đây.

Ngành công nghiệp nuôi tôm (qua 25 năm) đã đóng góp cho năng suất sản xuất toàn cầu hơn 40 triệu tấn. Nhưng trong số này, cũng thiệt hại mất 4 triệu tấn tôm do bệnh bệnh đốm trắng (WSSV) - kéo dài hơn 20 năm, bệnh chết sớm (EMS) - diễn ra trong 5 năm nay trở lại đây, gây thiệt hại đến 2,5 triệu tấn tôm, và chính vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân gây ra tổn thất 2 triệu tấn trong đó.

Trường hợp chết do khí H2S lại là một vấn đề khác. H2S luôn luôn hiện diện trong ao nuôi và có thể làm tôm chết mỗi đêm nhưng quá trình diễn ra khá chậm. Mỗi vụ, người nuôi thường bị tổn thất 10% sản lượng và đành chấp nhận vì họ không biết tôm chết do nguyên nhân hoặc làm thế nào để kiểm soát nó. Ước tính khoảng 4 triệu tấn tôm chết do khí độc H2S gây ra tại thời điểm hiện nay.

Vậy hydrogen sulphide (H2S) là gì?
 
H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối. Nó được tạo ra khi vi khuẩn tiêu thụ muối sulphate nhằm phân hủy hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí (không có khí oxy) trong nước hay trong điều kiện ẩm ướt. Ở trại nuôi tôm, lớp nền đáy ao, bùn, chất thải hay vật chất lơ lửng lắng tụ cũng có khả năng sinh ra H2S.
 
H2S gây hại cho tôm nuôi như thế nào?
 
Trước hết, H2S sẽ cản trở tôm sử dụng oxy trong ao. Do vậy, nếu tôm tiếp xúc với H2S trong thời gian ngắn sẽ làm tôm suy yếu, hoạt động chậm chạp và dễ nhiễm bệnh. Hoặc cũng trong thời gian ngắn, nhưng tôm nuôi tiếp xúc với lượng lớn H2S sẽ xảy ra hiện tượng chết hàng loạt. Vì các mô mềm như mang, ruột, thành dạ dày và gan tụy của tôm đều bị tổn thương. H2S cũng làm cho tôm bị stress, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Ngưỡng H2S an toàn cho tôm sú là 0.033 ppm (Chen, 1985) và trên cá là 0.002 ppm (Boyd, 1982). Đối với tôm post thẻ chân trắng (cảm nhiễm LC50 trong 48 giờ) thì ngưỡng H2S an toàn lên đến 0.0087 ppm và đối với tôm thẻ nhỏ thì ngưỡng chịu đựng lên đến 0.0185 ppm.


 
 
                                                                       
Phương pháp phát hiện khí độc H2S
 
Phương pháp phát hiện H2S là rất phức tạp và khó hơn nhiều so với ammonia hay nitrite. Đây là lí do vì sao hầu hết người nuôi tôm đều chỉ có thể xác định được hàm lượng ammonia hay nitrite, ngoại trừ H2S, dù ngưỡng an toàn của H2S đều thấp hơn rất nhiều so với ammonia và nitrite. Nhưng thực tế cho thấy, H2S nguy hiểm hơn ammonia 100 lần và nguy hiểm hơn nitrite 1,000 lần.

Hội chứng mềm vỏ trên tôm sú. Hiện tượng này xảy ra là kết quả tất yếu của quá trình tiếp xúc H2S lâu dài dẫn đến tôm bị stress và khả năng tiêu thụ thức ăn kém.

 

 
Độc tố H2S đối với động vật thủy sản

Độc tính của H2S phụ thuộc vào 3 thông số quan trọng như: pH, nhiệt độ và oxy hòa tan được trình bày trong bảng 3

 

Khi H2S được tạo ra trong điều kiện yếm khí, nó sẽ ngăn cản quán trình vận chuyển oxy trong cơ thể động vật. Hàm lượng DO cao hơn 3 ppm ao nuôi tôm/ cá có thể ngăn chặn việc sản sinh ra H2S.

Sự kết hợp 3 của 3 yếu tố pH thấp, oxy và nhiệt độ sẽ làm cho mức độ H2S càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc quản lý 3 yếu tố đó góp phần giảm thiều tác hại của độc tố H2S.

Vấn đề của H2S gây ra trong ao nuôi

Trong trường hợp sau sẽ làm phát sinh H2S.
 
Ao nước trong (trước khi thả giống) do sự xâm nhập của ánh sáng, tảo đáy và lap lap sẽ phát triển ở đáy ao. Sau một thời gian nhất định, tảo sẽ bùng phát và hạn chế ánh sáng xâm nhập xuống đáy ao, và xảy ra hiện tượng tảo tàn. Ao đáy cát hoặc đất xốp, mực nước sâu trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra H2S.


 
 

        Đen mang trên tôm thẻ chân trắng. Điều này xảy ra khi tôm tiếp xúc quá lâu với H2S khi tìm thức ăn ở đáy ao nuôi.

Trường hợp khác

Ao đang chứa phần lớn các vật chất hữu cơ lơ lửng. Một khi các chất lơ lửng tích tụ ở đáy ao sẽ tạo điều kiện sản sinh ra H2S. Đối với ao lót bạt polyethylene (HDPE) không có oxy bên dưới sẽ thúc đẩy việc tạo ra H2S khi chất lơ lửng tích tụ tại đáy. Nếu ao đã từng có hiện tượng tảo tàn và hàm lượng thức ăn dư thừa khá cao, pH thấp, lượng chất hữu cơ quá nhiều sẽ làm sản sinh ra khí H2S.

 

H2S thường là nguyên nhân chính dẫn đến tôm chết hoặc các hiện tượng bất thường xảy ra khi tôm chết như tảo tàn,..Nên thu tỉa, bơm bùn, si phong, tăng cường quạt trong suốt giai đoạn 30 – 40 ngày nuôi hoặc ao sau 60 ngày tuổi.

Dùng vôi để duy trì điều kiện ao nuôi tối ưu

Tóm tắt về tác động của H2S trong công nghiệp nuôi tôm

H2S hiện đang được xem như là sát thủ thầm lặng vì người nuôi không có nhiều kiến thức về loại độc tố này. Thật tế, nó tăng chi phí sản xuất lên 10% bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày (ADG) và giảm tỉ lệ sống, tăng hệ số chuyển đổi thức ăn và khá nhạy cảm với bệnh tật. Thông thường, người nuôi hay gặp phải vấn đề về H2S nhưng không biết làm thế nào để quản lý nó.
 
Để hạn chế tác hại H2S, người nuôi nên thực hiện theo các hướng dẫn sau đây:
 
- Giữ DO tại các điểm quan trọng (cách đáy 30 cm và 3 m từ mép bùn lúc 3-4 giờ sáng) luôn luôn trên 3 ppm, từ lúc bắt đầu đến thu thu hoạch mỗi vụ.

- Luôn cho ăn theo nhu cầu và làm theo hướng dẫn trong tài liệu: Panakorn, S., 2011. Aqua Culture Asia Volume 7, pp8-13.

- Kiểm soát tốt hàm lượng chất hữu cơ.

- Tránh nuôi ở các ao đất xốp, cát và khu vực bị phèn.

- Luôn luôn kiểm tra vi khuẩn có trong mẫu nước bằng TCBS và mẫu được thu cách mặt bùn 2 -5cm. Dòng Vibrio thông thường sẽ cho ra khuẩn lạc xanh hoặc vàng, SRB sẽ cho ra khuẩn lạc đen. Khi người nuôi thấy những khuẩn lạc này, có nghĩa là khí H2S đã bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, người nuôi cần có những biện pháp xử lí kịp thời.

- Giữ pH ở mức 7.8 - 8.3 trong suốt giai đoạn nuôi. Độ chênh lệch pH trong ngày phải ít hơn 0.4

- Người nuôi nên cẩn thận và có hướng xử lý kịp thời khi mưa lớn và tảo tàn.

Một vài trường hợp đặc biệt

Mưa lớn

Khi mưa lớn, thông số nước luôn thay đổi để thúc đẩy việc sản sinh ra H2S. Mưa sẽ làm cho nhiệt độ, DO và pH giảm thấp, cũng như làm giảm thành phần khoáng chất và độ kiềm trong nước.

Âm thanh và sóng được tạo ra từ gió cũng làm tôm stress, tôm tụ lại tại bùn đáy ao. Điều này thường làm tôm chết. Người nuôi nên làm theo hướng dẫn sau đây:

- Ngừng cho ăn khi trời mưa lớn

- Kiểm tra pH nước và bón vôi để duy trì điều kiện ao nuôi tối ưu.

- Giữ sục khí chạy liên tục

- Loại bỏ nước ngọt ra ngoài càng nhiều càng tốt. Ngăn không cho lũ vào ao nuôi.

- Dự trữ muối và khoáng để sẵn sàng trộn vào thức ăn sau những cơn mưa.

- Dùng vi khuẩn có khả năng tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S
 
Trong giai đoạn tảo tàn

Nếu bất ngờ xảy ra tảo tàn, pH sẽ giảm ngay lập tức. Hàm lượng chất hữu cơ sẽ gia tăng đột ngột và gia tăng sử dụng oxy trong ao nhanh chóng. Khí độc sẽ được phóng thích và vi khuẩn bùng phát. Như vậy, người nuôi phải thưc hiện những bước sau:

- Cắt giảm lượng thức ăn 50-60%.

- Bón vôi loại tốt để duy trì pH và gom tụ các tảo.

- Chạy quạt để gom các hợp chất hữu cơ lại ở giữa ao.

- Thay nước bằng cách si phong hết bùn ở giữa đáy ao ra ngoài.

- Dùng biện pháp phân hủy hợp chất hữu cơ làm sạch nước.

- Dùng vi khuẩn tiêu thụ H2S để kiểm soát H2S

Hướng xử lý

Khi các triệu chứng xuất hiện tương tự được đề cập trong bảng 4, người nuôi cần phải:

- Giảm thức ăn 30-40% ít nhất trong 3 ngày cho đến khi môi trường ao nuôi trở lại bình thường.

- Tăng hàm lượng oxy hòa tan ngay lập tức (nhưng nên chú ý bùn sẽ bị xáo trộn khi đặt 1 máy sục khí khác).

- Tiến hành thay nước để đảm bảo nước vẫn sạch và các vi sinh vật vẫn được thêm vào

- Bón vôi ngay để tăng pH trong khoảng 0.5 hay cao hơn 7.8.

- Bổ sung vi sinh có khả năng tiêu thụ H2S như Paracoccus pantothrophus

Nguồn: 
Soraphat Panakorn
, H2S toxicity – the silent killer, page 14 - 17 - AQUA Culture Asia Pacific Magazine, March/April 2016

Dịch bởi: KS LÊ HẢI QUỲNH - Công ty Vinhthinhbiostadt

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi