FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kiểm soát chất lượng nước ao nuôi tôm - Loại trừ các khí độc

Kiểm soát Suynphua hydrô

Kiểm tra H2S trong nước đáy mỗi tuần trong tháng đầu và vài ba ngày một lần sau đó.

- Rắc đáy ao, nơi tích tụ bùn đáy bằng ôxit sắt (70% FeO) với lượng 1 kg/m2.

- Đảm bảo ôxy hòa tan.

- Thường xuyên hút bỏ bùn đáy.

- Phun chất ôxy hóa mạnh như Sodium carbonat peroxyhydrate - 2Na2CO3·3H2O2), Potassium Monopersulfate (2KHSO5.KHSO4.K2SO4) và Potassium Persulphate (K2S2O8), KMnO4, và nước ôxy già (H2O2) khi sunphua tăng cao.

- Sục khí liên tục khi sunphua tăng cao.

Kiểm soát Amôniac - Nitrit - Nitrat, TAN

Chuyển hóa Amôniac - Nitrit - Nitrat

Nitơ là nguồn đạm. Nitơ vào nước bằng nhiều cách. Một số tảo trong đó có tảo lam có khả năng lấy nitơ trong không khí để tạo ra protein. Mưa cũng đưa nitơ vào nước. Phân bón, chất thải của con nuôi và thức ăn thừa cũng là nguồn nitơ dồi dào. Với ao nuôi tôm cá, nguồn nitơ khá giàu, do đó ít khi phải bổ xung nitơ, ngoại trừ khi gây màu trước khi thả giống.

Chất thải của con nuôi, tảo chết (nhất là tảo lam) và thức ăn thừa khi phân hủy thải ra rất nhiều amôniac. Thức ăn càng nhiều đạm thì càng dễ phân hủy và lượng amôniac thải ra càng nhiều. Quá trình phân hủy xảy ra nhanh chóng trong môi trường pH 7-8, ở môi trường pH thấp hơn và cao hơn thì sự phân hủy xảy ra chậm hơn.

Amôniac là vấn đề quan ngại nhất trong các ao tôm. Nồng độ amôniac tự do trên 0,1 mg/l đã làm giảm sự tăng trưởng của tôm. Nồng độ này ứng với amôniac tổng 4 mg/l ở pH 7,5, 1 mg/l ở pH 8, 0,5 mg/l ở pH 8...

Amôniac có thể được các phiêu sinh hấp thu, hay cũng có thể chuyển dần thành nitrat nhờ vi khuẩn dị dưỡng có sẵn trong nước. Amôniac được vi khuẩn Nitrosomonas chuyển thành nitrit, rồi nitrit lại được vi khuẩn Nitrobacter chuyển thành nitrat không độc. Đây là sự tự làm sạch của nước. Tuy nhiên, hai quá trình trên có khuyết điểm là tiêu thụ rất nhiều ôxy và làm cho nước trở nên axit hơn (hạ pH của nước). Nước bẩn quá thì không thể tự làm sạch, nước bị ô nhiễm.

NH4+ + 1,5O2 = NO2- + 2H+ + H2O

NO2- + 0,5O2 = NO3-

Trong nước có thể xảy ra quá trình ngược lại. Trong điều kiện thiếu ôxy, các vi khuẩn yếm khí lấy ôxy của nitrat, đưa nitrat trở về nitrit, rồi nitơ, còn các hợp chất hữu cơ thì bị chuyển hóa thành CO2. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở tầng bùn đáy, nơi ôxy khan hiếm.

Tác hại của amôniac

Amôniac hình thành từ chất thải của con nuôi và sự phân hủy thức ăn thừa. Trong nước, Amôniac tồn tại ở dạng iôn NH4+ không độc và amôniac tự do NH3 độc hại. Tổng nồng độ hai dạng được gọi là amôniac tổng (TAN). Cùng nồng độ TAN, nhưng nồng độ amôniac tự do khác nhau tùy thuộc vào pH và nhiệt độ của nước; pH và nhiệt độ càng cao, amôniac tự do độc hại càng nhiều.

Theo tiêu chuẩn Việt nam, nồng độ NH3 tự do trong nước nuôi tôm không được trên 0,1 mg/L. Nồng độ NH3 càng cao, tôm càng dễ bị bệnh. Khi nồng độ amôniac tự do quá cao, tôm có thể chết sau vài ngày.

Cần kiểm tra nồng độ amôniac một tuần một lần trong tháng đầu, ba ngày một trong tháng thứ hai và mỗi ngày 1 lần sau đó. Xử lý vi sinh hay thay nước kịp thời khi nồng độ TAN vượt ngưỡng an toàn.



Tính nồng độ Amôniac tự do nhờ Bảng 2, nếu cần thiết.

Nồng độ Amôniac tự do = Nồng độ amôniac tổng × % Amôniac tự do : 100


Kiểm soát amôniac và nitrit

Để hạn chế amôniac và nitrit thì việc đầu tiên là hạn chế nguồn sinh ra amôniac, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển. Tảo cũng tiêu thụ amôniac, nhưng rất khó kiểm soát tảo.

Các phương pháp hạn chế amôniac và nitrit là

- Cho ăn vừa đủ, hạn chế thức ăn thừa.

- Lắp đặt các guồng nước phù hợp để tập trung chất thải vào một chỗ, thường xuyên hút chất thải ra khỏi ao.

- Đảm bảo ôxy hòa tan trong nước luôn > 5mg/l. Ngoài sục khí vào đêm thì cần sục khí vào giữa trưa, và sau cho tôm khi ăn một - hai giờ.

- Cung cấp cacbon (gỉ đường, đường, tinh bột), tạo điều kiện cho vi khuẩn dị dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter, phát triển.

- Hạn chế sử dụng phân bón urê và phân bón có chứa amôniac trong quá trình nuôi. Lượng phân đánh xuống ao cần phải tính kỹ để không làm Amôniac vượt quá ngưỡng cho phép.

- Khi nồng độ amôniac quá cao thì thay nước là biện pháp tốt nhất.

Thuốc xử lý amôniac và nitrit (khí độc)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm rao bán có khả năng hấp thu khí độc. Bà con ta cần cảnh giác. Zeolit hoàn toàn không có khả năng này trong nước lợ và nước mặn. Bột/nước ép Yucca chỉ có hiệu quả khi dùng làm lượng rất cao. Còn men vi sinh thì có tác dụng nếu chọn đúng chủng loại vi sinh, đánh đúng nồng độ và tạo điều kiện thuận lợi cho chủng vi sinh đó phát triển.

Để kiểm tra sản phẩm có xử lý được khí độc không thì nên thử amoniac trước xử lý và khi xử lý được 24 giờ, 48 giờ. Xử lý được coi là hiệu quả khi loại được tối thiểu 50% khí độc sau nhiều nhất là 02 ngày.

Xử lý bằng kỹ thuật BIOFLOC

Phương pháp tiết kiệm nhất để khử amôniac là tạo hệ vi khuẩn dị dưỡng bằng phương pháp biofloc. Theo đó, khi các khí độc amoniac và nitrit tăng cao thì tạt cám kết hợp với bột gạo để tạo hệ vi khuẩn dị dưỡng có khả năng "ăn" amôniac và nitrit.

Nguồn: http://www.binhlan.com

 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi