FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Tảo Lam - Vấn đề thường gặp trong ao nuôi tôm cá và biện pháp xử lý

Tảo lam – như chúng ta vẫn thường hay gọi – thực ra là vi khuẩn lam có khả năng quang hợp và chúng có cấu trúc gần với vi khuẩn hơn là tảo. Tốc độ phát triển của tảo lam chậm hơn các loải tảo khác. Ở nhiệt độ lớn hơn 25oC, hầu hết các loài tảo lam có tốc độ phát triển cực đại. Khác với các loài tảo khác là thức ăn cho phiêu sinh động vật trong chuỗi thức ăn, tảo lam không bị tấn công bởi phiêu sinh động vật mà chúng bị tấn công bởi vi khuẩn và virus, khả năng tự phục hồi quần thể của tảo lam cũng cao hơn các loài tảo khác, chính vì thế, mặc dù có tốc độ phát triển chậm nhưng tảo lam rất khó bị tiêu diệt và phát triển bền vững hơn.

Nitơ (N) và phospho (P) là những yếu tố quan trọng giúp tảo phát triển, tỷ lệ N:P = 7:1 là tỷ lệ cần thiết cho tảo phát triển. Cả hai yếu tố này đều hiện diện trong ao thông qua quá trình phân hủy hữu cơ, tuy nhiên hàm lượng phospho thì thấp hơn và cần thiết hơn. Cả nitơ và phospho đều có trong thức ăn tôm, chính vì thế cho ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc, gây thiếu oxy. Thành phần giống loài tảo phát triển trong ao phụ thuộc vào tỷ lệ N:P. Khi tỷ lệ N:P cao, tức nguồn P trong ao thấp thì tảo lục chiếm ưu thế, nhưng nếu tỷ lệ N:P thấp, tức nguồn P càng cao thì tảo lam sẽ phát triển. 

Tảo lam không có ảnh hưởng ích lợi cho ao nuôi vì sự hiện diện và phát triển của chúng ngoài việc gây ra các tình trạng trên, chúng còn có thể tiết chất độc gây bệnh gan tụy, phân trắng, tiết mùi hôi làm tôm nuôi có mùi lạ. Nhiều loài tảo lam có thể tổng hợp nitơ từ khí trời và khả năng dự trữ P rất lớn trong điều kiện thiếu phospho– điều mà các loài tảo có lợi khác không làm được. 

Trong ao nuôi thâm canh mật độ cao, đặc biệt với tôm chân trắng, thức ăn được cung cấp liên tục, có nghĩa là nguồn N và P luôn hiện diện trong ao. Thêm vào đó, P trong thức ăn không được hấp thụ hoàn toàn do thiếu enzyme Phytase trong hệ tiêu hóa của tôm, do đó lượng phospho thải ra môi trường ngoài rất lớn (việc này cũng dẫn đến mất cân đối Ca – Phospho trong nội tại cơ thể tôm, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng). Vấn đề càng nghiêm trọng hơn, nếu thức ăn cho ăn dư thừa và không được kiểm soát tốt. Phần lớn những trường hợp thế này, tảo lam sẽ phát triển sau đó, đặc biệt vào mùa nắng khi nhiệt độ nước thích hợp để tảo lam phát triển cực đại. Vì vậy bổ sung enzyme Phytase vào khẩu phần ăn hàng ngày cũng là một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa tảo lam.

BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ TẢO LAM (click để xem giải pháp)

Có rất nhiều biện pháp khống chế tảo lam khác nhau, bằng cơ học, hóa chất và sinh học. Tuy nhiên, mỗi biện pháp đều có những nhược điểm nhất định của nó.

Ngoại trừ các biện pháp sinh học và vật lý, các biện pháp hóa học thường đưa đến kết quả là tảo chết hàng loạt gây ra tình trạng biến động chất lượng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất diệt tảo trong ao nuôi tôm nếu không được tính toán kỹ lưỡng cũng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi, tồn lưu hóa chất, phóng thích độc tố gây hại, làm hư hỏng nền đáy ao nuôi và diệt luôn cả tảo có lợi.

Đối với ao nuôi tôm sú, các hóa chất diệt tảo có thể được sử dụng nhưng với tôm chân trắng các biện pháp hóa học không được khuyến khích vì mật độ nuôi thường rất cao (trên 60 con/m2), hàm lượng oxy hòa tan luôn rất cần thiết trong mọi thời điểm trong ngày và suốt vụ nuôi, trong khi đó các biện pháp hóa học luôn làm mất oxy trong ao nuôi.

Vấn đề đặt ra là làm sao có thể khống chế lượng phospho dư thừa trong ao có nguồn gốc từ thức ăn nhằm phòng ngừa tảo lam phát triển và dùng biện pháp nào để giải quyết tảo lam an toàn khi chúng bùng phát.

Các nghiên cứu cho thấy phospho trong thức ăn ở dưới dạng muối phytate và tôm nuôi không thể hấp thu được, phần lớn chúng được thải loại ra môi trường ngoài dẫn dến ô nhiễm hữu cơ và cung cấp phospho cho tảo lam phát triển, vấn đề nghiêm trọng hơn khi lượng thức ăn cho dư thừa. Enzyme phytase có thể phân cắt muối phytate trong thức ăn thành dạng phospho mà tôm nuôi có thể hấp thu được, đồng thời làm giảm lượng phospho phóng thích vào môi trường ao nuôi đáng kể. Tuy nhiên, enzyme phytase lại không có sẳn trong đường ruột tôm, do đó mà chúng cần được bổ sung từ bên ngoài.

GIẢI PHÁP SINH HỌC (click để xem giải pháp)

Biện pháp an toàn và hiệu quả nhất là dùng vi sinh vật hữu ích có thể khống chết tốt tảo lam phát triển. Biện pháp này rất an toàn và không gây ra biến động lớn trong ao nuôi.

Chế phẩm sinh học lựa chọn cần phải tốt, có chất lượng và đã được tin dùng. Nguyên lý cơ bản như sau:

1. Các chủng vi sinh có thể sử dụng là Bacillus sp, Lactopacillus sp, Pediococcus spRhodopseudomonas spp.. Tuy nhiên chủng Rhodopseudomonas spp thường cho kết quả tốt nhất vì chúng có thể hoạt động được cả trong điều kiện thiếu oxy.

2. Đánh vào ban đêm lúc 10 giờ tối. Có thể lập lại nhiều lần cho đến khi hết tảo lam.

3. Có thể hòa chế phẩm sinh học với mật đường và sục khí 12 giờ trước khi đánh xuống ao nuôi (lúc 10 giờ đêm) sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.


4. Sản phẩm chuyên biệt dành cho việc khắc phục chỉ tảo lam mà không ảnh hưởng các loài tảo có hại khác cũng có cần được sử dụng để có thể duy trì quần thể tảo có lợi và giúp chúng phát triển lấn át tảo lam.

Giải pháp trên có một số điểm cần chú ý

1. Nếu tảo lam đã phát triển dày đặc trong ao thì biện pháp trên trở nên thiếu hữu hiệu hơn nếu như chúng ta không dừng cho tôm ăn và tiến hành siphon đáy ao một cách kỹ lưỡng.

2. Giảm cho ăn hoặc ngưng cho ăn hẳn làm một trong những điều kiện tiên quyết để xử lý vấn đề này.

3. Nên quan sát ao nuôi hàng ngày để phát hiện sớm nhất sự xuất hiện của tảo lam. Khi đó việc xử lý sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

4. Tao lam "dạng hạt" (Microcystic sp) sẽ khó xử lý hơn tảo lam "dạng sợi" (Oscillatoria sp) gấp nhiều lần.

5. Vài trường hợp có thể tảo lam không hết hoàn toàn nhưng chắc chắn chúng sẽ không tăng lên thêm.

6. Với tảo mắt (Euglena sp), biện pháp trên cũng rất hữu hiệu.


Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - Công ty VinhthinhBiostadt

Một số tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Phú Hòa – Chất lượng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
2. Trương Quốc Phú, Vũ Ngọc Út dịch - Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản (Water quality for aquaculture – Claude E.Boyd – Đại học Auburn, Alabama 36894, USA) –– Bộ môn Khai Thác và Nuôi Trồng Thủy Sản.
3. Jesper Lund. Các ảnh hưởng về môi trường liên quan đến việc chuyển đổi từ nuôi P.monodon sang P.vannamei ở Việt Nam. DANIDA, Hà Nội, Việt Nam.
4. Chanratchakool, P., Turnbell, JF., Funge-Smith, SJ., MacRae, IH. & Limsuwan, C. (1998). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi, tái bản lần 3. Viện nghiên cứu sức khỏe động vật thủy sinh, Phòng Thủy Sản, Đại học Kasesart, Bangkok, Thailand.
5. http://www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/thuysanweb/uploads/anpham/baocao_khoahoc/tinh/tom_rophi.pdf.

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi