Dùng vôi sống CaO (Quick Lime) và vôi tôi Ca(OH)2 (hydrated lime) để kiểm soát vi khuẩn trong ao nuôi tôm là không thực tế
Tóm tắt: Dựa trên kết quả của một nghiên cứu tại Peru, các tác giả phát hiện rằng: Một khối lượng lớn vôi CaO và Ca(OH)2 cần thiết để kiểm soát một cách có hiệu quả vi khuẩn gây hại trong môi trường ao nuôi tôm sẽ làm tăng cao pH và gây sốc tôm nuôi. Ngoài ra, xử lý vôi chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Việc sử dụng vôi CaO cũng không được khuyến cáo vì nó cũng gây hại cho sức khỏe của công nhân, những người trực tiếp sử dụng chúng.
Mặc dù dùng vôi trong nuôi tôm đã được chứng mình mang lại lợi ích trong việc kiểm soát bệnh tôm như hội chứng Taura và đốm trắng bằng cách duy trì hạn mức tối ưu của độ kiềm trong ao, tuy nhiên những thí nghiệm được tiến hành tại Khoa Thủy Sản trưởng Đại học Tumbes, Peru (Fisheries Engineering Faculty of Tumbes University) cho thấy rằng dùng vôi để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi có thể là một giải pháp không hiệu quả.
Thí nghiệm dựa trên chỉ số Nồng độ ức chế tối thiểu (the minimum inhibitory concentration - MICs) của vôi sống CaO và vôi tôi Ca(OH)2 đối với dòng vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus và Vibrio alginolyticus. Chẳng hạn, phải cần 04 tấn/ha vôi tôi Ca(OH)2 để khống chế vi khuẩn V.alginolyticus và 09 tấn/ha vôi sống CaO để khống chế vi khuẩn V.parahaemolyticus. Nếu dùng một lượng vôi với hàm lượng cao như thế, pH sẽ tăng mạnh và nhanh trong môi trường nước ao nuôi, ngoài ra sẽ gây sốc cho tôm.
NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiểu của vôi CaO và Ca(OH)2 trong việc khống chế vi khuẩn gây bệnh V.parahaemolyticus và V alginolyticus được xác định trong một trang trại nuôi tôm cạnh trường Đại học Tumbes, vi khuẩn được phân lập trên môi trường agar.
Cả hai loại vôi đều được thí nghiệm với vi khuẩn ở mật số 5 x 103 CFU/ml ủ trong 24 giờ ở nhiệt độ 280C. Nghiên cứu được thực hiện theo các phương pháp tiêu chuẩn được ban hành bởi UB Quốc Gia Hoa Kỳ đối với tiêu chuẩn phòng thí nghiệm lâm sàn. Kết quả thí nghiệm cho thấy vôi sống CaO có nồng độ ức chế tối thiểu là 30ppm đối với cả hai dòng vi khuẩn. Với vôi tôi Ca(OH)2, nồng độ ức chế tối thiểu là 900 ppm đối với dòng V.parahaemolyticus và 400 ppm đối với dòng V.alginolyticus.
Bảng 01 bên dưới cho thấy hiệu quả ức chế của vôi tôi CaO trên dòng vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus qua 05 lần lập lại trong nghiên cứu.
Chú thích chữ tiếng Anh trong bảng như sau:
- Cacium Oxide Concentration: Nồng độ vôi CaO
- Replicate: Lần lập lại
- Rate of Effedtiveness: Tỷ lệ hiệu quả (tương ứng với nồng độ)
- Positive Inhibitory effect (biểu thị bằng dấu +): Có hiệu quả ức chế
- Negative Inhibitory effect (biểu thị bằng dấu trừ): Không có hiệu quả ức chế.
Bảng 02 bên dưới cho thấy hiệu quả ức chế của vôi tôi CaO trên dòng vi khuẩn gây bệnh Vibrio alginolyticus qua 05 lần lập lại trong nghiên cứu
Bảng 03 cho thấy hiệu quả ức chế của vôi tôi Ca(OH)2 trên dòng vi khuẩn gây bệnh Vibrio parahaemolyticus qua 05 lần lập lại trong nghiên cứu
Bảng 04 cho thấy hiệu quả ức chế của vôi tôi Ca(OH)2 trên dòng vi khuẩn gây bệnh Vibrio alginolyticus qua 05 lần lập lại trong nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành chia làm hai giai đoạn, giai đoạn đầu mang tính thăm dò với nhiều hàm lượng khác nhau cho cả hai loại vôi và giai đoạn cuối thì sử dụng hàm lượng với các giá trị chính xác hơn như kết quả thu được trong 04 bảng trên.
Cả hai loại vôi khi sử dụng ở nồng độ ức chế tối thiểu đều làm gia tăng đột ngột pH. Ở nồng độ ức chế hiệu quả, giá trị pH ở mức trên 9.5 đối với CaO và trên 9.0 đối với vôi tôi Ca(OH)2. Khi sử dụng cả 2 loại vôi này ở nồng độ ức chế tối thiểu với 2 dòng vi khuẩn, thời gian tác dụng chỉ kéo dài trong 10 phút đối với CaO và 15 phút đối với Ca(OH)2.
LIỆU VÔI CÓ THỂ KIỂM SOÁT VI KHUẨN VIBRIO?
Một số nông dân nuôi tôm ở Châu Mỹ Latin cho rằng sử dụng vôi tôi mức 75 - 100 kg/ha có thể chống lại tác nhân gây bệnh vibrio. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu này thấy rằng hàm lượng trên không chắc có khả năng khống chế vi khuẩn gây bệnh khi đến các trang trại nuôi tôm ở đây. Những nông dân áp dụng liều lượng vôi như trên phải sử dụng thêm hai giải pháp khác bằng cách trộn thêm probiotic và kháng sinh vào trong thức ăn để khống chế bệnh bùng phát, .
Cũng trong nghiên cứu này, hai loại vôi được sử dụng ở hàm lượng 75 kg/ha trong bể chứa nước ao với dòng vibrio gây bệnh để kiểm chứng nồng độ ức chế tối thiểu cho thấy rằng hàm lượng trên hoàn toàn không có khả năng ức chế quần thể vibrio gây bệnh ngay cả khi các chỉ tiêu nước ao nuôi ở điều kiện tối ưu (xem bảng 5)
Bảng 5 - Các chỉ tiêu nước ao nuôi trước và sau 01 giờ thí nghiệm với vôi CaO và Ca(OH)2.
Chú thích các từ tiếng Anh trong bảng:
- Pond water parameters: Các chỉ tiêu môi trường nước
- Temperature: Nhiệt độ
- Dissoved oxygen (mg/L): Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
- Total Alkalinity: Độ kiểm tổng cộng
- Total hardness: Độ cứng tổng cộng
- Before Lime application: Trước khi bón vôi
- One hour after application: Một giờ sau khi bón vôi
- Control: Lô đối chứng
- Calcium oxide: Vôi sống CaO
- Calcium hydroxide: Vôi tôi Ca(OH)2
Mặc dù nghiên cứu này cho thấy rằng một lượng nhỏ vôi sống (300 kg/ha) có thể khống chế được vibrio so với lượng 04 tấn, hoặc 09 tấn vôi Ca(OH)2, nhưng vôi sống vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Sự gia tăng pH đột ngột khi sử dụng vôi sống có thể gây sốc cho tôm và bùng phát bệnh.
Tác giả bài viết: Ing. Juan Portal - Giám đốc kỹ thuật - Nicovita - Alicorp SAA và Tiến Sỹ Carlos A.Ching - Giám đốc nuôi trồng thủy sản - Nicovita - Alicorp SAA, Callao, Lima, Peru.
Nguồn: ADVOCATE - The Global Magazine for Farmed Seafood - số tháng 7/8 2013
Biên dịch bởi: KS NGUYỄN THÀNH QUANG THUẬN - Công ty VinhthinhBiostadt
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542