FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Các biện pháp quản lý hiệu quả hệ thống ương nuôi tôm để kiểm soát dịch bệnh EMS

Các hệ thống ương nuôi tôm (ương tôm post để tăng kích thước trước khi thả xuống ao nuôi) như hệ thống raceway hay sử dụng bể ương đang được sử dụng rộng rải tại các nước Châu Mỹ Latin nhằm gia tăng kích cỡ tôm post trước khi thả xuống ao nuôi. Việc thả nuôi với mật độ cao và không thay nước trong hệ thống này đòi hỏi công nghệ cao hơn, cơ sở hạ tầng được trang bị tốt hơn, các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học cũng cần được quản lý chặt chẽ. Nó cũng yêu cầu phải có hệ thống lọc, hệ thống sụt khí hiệu quả, chất lượng nước cung cấp tốt, sử dụng các chế phẩm sinh học, siphong, kiểm soát nhiệt độ, cấu trúc nhà kính và thức ăn tốt - tất cả các yếu tố này phải đảm bảo để sản xuất được tôm khỏe mạnh và duy trì môi trường ương nuôi bền vững. 

Người quản lý hệ thống này phải có kinh nghiệm và có thể kiểm soát và duy trì được các yếu tố cần thiết cho hệ thống vận hành tốt và đảm bảo sức khỏe của tôm.

Sử dụng chế phẩm sinh học và các vi sinh vật có lợi là chìa khóa cho sự thành công của hệ thống này. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học phải được điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với tổng khối lượng tôm trong hệ thống nuôi, chất lượng nước và sức khỏe của tôm nuôi.

Thức ăn sử dụng trong hệ thống này phải đảm bảo chất lượng tốt. Tránh sử dụng các loại thức ăn có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước và dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi. 

Người quản lý hệ thống ương nuôi tôm phải là chuyên gia và có các dụng cụ cần thiết để có thể vận chuyển tôm từ hệ thống ương sang ao nuôi. Tôm phải có sức khỏe tốt trước khi chuyển xuống ao nuôi, nếu không tất cả những lợi ích từ hệ thống ương nuôi xem như thất bại. Thông thường cần phải bố trí hệ thống ương nuôi gần với ao nuôi để tiện cho việc vận chuyển và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Ngày nay người ta sử dụng một hệ thống bơm đặc biệt để vận chuyển tôm sang ao nuôi với khoảng cách tối đa là 2km mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. 

Xu hướng hiện nay là ương nuôi với mật độ thấp để tôm đạt kích thước lớn khi thả nuôi trong ao. 

Ở Mexico, ảnh hưởng của dịch bệnh EMS/AHPND là rất nghiêm trọng. Sản lượng tôm của Mexico đã giảm khoảng 50% trong năm 2013.

Theo thông tin được cung cấp bởi Công ty Proaqua Mexico, một nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị nuôi trồng thủy sản và thức ăn, cho biết dịch bệnh EMS không xuất hiện ở các hệ thống ương nuôi nhưng tỷ lệ tôm chết do dịch bệnh này sau khi thả xuống ao nuôi gia tăng nhanh. 

Nhiều nông dân thả ương tôm post với mật độ 1,5 con/lít trong 55 ngày tôm đạt trọng lượng 4,5 g với tỷ lệ sống là 80%. Khi thả xuống ao nuôi với mật độ 6,5 con/m2, tôm sẽ đạt tọng lượng khoảng 16-18 g sau 30 ngày. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình khoảng 0,6 và tỷ lệ sống trung bình là 85%. Nông dân có thể nuôi đến 4 vụ/năm với phương pháp nuôi này. Họ có thể sản xuất tới 3.000 tấn tôm/hecta trong suốt năm 2013 với thời gian nuôi rất ngắn và FCR rất thấp. 

Gần đây, có nhiều nổ lực áp dụng phương pháp nuôi này ở các nước Đông Nam Á nhưng đạt được những kết quả rất khác nhau. Nông dân ở các nước này thường xây dựng các hệ thống ương nuôi ngay trong trang trại của họ, nhưng không đảm bảo an toàn sinh học, các trang thiết bị và công nghệ nên họ thường gặp phải các vấn đề như kích cỡ tôm không đồng đều, tỷ lệ sống thấp và gặp khó khăn trong khi vận chuyển tôm xuống ao nuôi. 

Một ý tưởng mới thay thế đã được triển khai ở các nước Đông Nam Á. Họ ương nuôi tôm trong các lồng trong 30 ngày để tránh sự bùng phát của EMS. Ngoài ra, họ cũng tiến hành ngăn khoảng 20-30% diện tích ao bằng lưới để ương tôm sau đó thả ra toàn bộ ao nuôi sau khoảng 20-30 ngày ương. 

Một kinh nghiệm thành công với hệ thống ương nuôi được báo cáo ở Malaysia với sản lượng thu hoạch tốt, vận chuyển tôm xuống ao nuôi thành công và đạt sản lượng thu hoạch cao sau khi nuôi trong ao trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên vẫn cần phải cải thiện qui trình bằng cách điều chỉnh chế độ ăn, qui trình sử dụng chế phẩm sinh học, kiểm soát nhiệt độ để tôm đạt trọng lượng tốt hơn trong các hệ thống ương nuôi. 

Nguồn: Triệu Thanh Tuấn, www.aquanetviet.org

Source: The Global Aquaculture Advocate (The Global Magazine for Farmed Seafood).  Editor, Darryl Jory (dejry2525@aol.com).  Raceway Systems Offer Tools for EMS/AHPN Management.  Fernando Garcia (email fernando.garcia@epicorebionetworks.cor, Epicore BioNetworks, Inc., Eastampton, New Jersey 08060, USA), Fabrizzio Vanoni, William Long and Dirk Lorenz-Meyer).  Volume 17, Issue 2, Page 14, March/April  2014. Shrimp News International. 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi