1/ Chọn giống: Có hai giống huệ:
Giống huệ đơn (huệ ta): cây thấp, cho bông trắng, có mùi thơm hơn, thường nở hoa trên cây và tương đối dễ trồng.
Giống huệ kép (huệ trâu): thân cao > 1.5-1.5m cây cho bông dài; bông lớn, nhiều bông, bông có nhiều cánh, nhìn đẹp, nhưng ít thơm.
Chọn và tồn trữ củ giống:
Chọn củ đã trồng từ vụ trước, đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ hơn khi trồng lại). Lấy giống phải phòng trừ rệp sáp trước ngoài ruộng (tháng 12 âm lịch), cắt bớt lá, rải thuốc bột. Đến khoảng 1 tháng đào củ lên cắt bỏ bớt rễ và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Tricel 48EC,…).Để dưới bóng râm mát (nên để một lớp) cho thoáng thì củ huệ ít bị hư hại.
Hiện nay về tiêu chuẩn củ trồng được chia ra 4 loại như sau:
-
Củ lớn có đường kính từ 3-4 cm (bằng ngón chân cái) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 07 cho bông.
-
Củ có đường kính trung bìng (2-3cm) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 08-09 mới cho bông.
-
Củ nhỏ có đường kính 01-02cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tháng 11 mới cho bông.
-
Củ nhỏ hơn 1cm (bằng ngón tay út) xuống giống tháng 04 thì đến tết (tháng 12-01) mới cho bông.
Cách trồng và mật độ: (trồng cho 1.000m2)
Từ 10-15 giạ giống (khoảng 100-150kg), trước khi trồng phải lặt sạch rễ, các tàn dư thực vật trên củ. Có thể trồng một loại củ, hoặc nhiều loại củ mà thu hoạch đồng loạt hay từng đợt tùy ý.
Khoảng cách trồng: mật độ: 20cm x 20cm, cho củ giống nhiều sau này, nhưng khó chăm sóc; mật độ: 40cm x 40cm, không cho củ giống về sau nhiều, nhưng dễ chăm sóc; trồng sâu 2-3cm dưới mặt đất: nếu trồng cạn thì mau cho thu hoạch bông, nếu trồng sâu thì chậm cho bông nhưng cho bông tốt hơn.
2/ Chăm sóc:
Tưới nước: trồng xong phải tưới nước liền, ngày tưới 02 lần, sáng sớm và chiều mát. Trồng sau 02 tháng bắt đầu xây ngù (gù). Từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng; tính hết thời gian từ xuống giống cho tới thu hoạch khoảng 3-5 tháng.
Bón phân (cho 1.000m2 kể cả mương và liếp).
Trước khi trồng nếu có điều kiện nên bón phân chuồng đã ủ mục cho huệ. Trên diện tích công ruộng 1.000m2 , lượng phân bón như sau:
-
Wokozim hạt 5kg
-
Phân chuồng mục khoảng 0,5-1 tấn,
-
Phân supe lân 50kg.
Sau khi trồng khoảng 10 ngày, bón 12kg DAP cộng với 6kg Urea bằng cách hòa nước tưới vào gốc hoặc có thể rải.
Sau lần bón này thì định kỳ khoảng nửa tháng bón một lần, mỗi lần bón khoảng 12kg NPK (loại 16-16-8) và 2 kg Wokozim hạt (khi cây đã có hoa thì ở mỗi lần bón này thêm 4kg Kali để kích thích cây cho bông to, đẹp).
Trong quá trình chăm sóc nếu thấy cây huệ quá xanh tốt thì giảm lượng phân Urea, nếu không cây huệ sẽ cho bông ít.
Chú ý: Trước khi bón phải làm sạch cỏ cho huệ; khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn vào màu sắc của lá mà có thể gia giảm phân cho phù hợp.
Phòng trừ sâu bệnh
Một tháng sau khi trồng, cây huệ thường nhiễm nhện đỏ hại lá bà con có thể dùng Sulfex 80WG để tiêu diệt nhện và bổ sung lưu huỳnh cho cây huệ.
Từ 3-4 tháng trở đi cây huệ thường bị rệp sáp phá hại. Có thể phòng trừ bằng thuốc: Tricel 48 EC, liều lượng 30ml/25 ml nước.
Khoảng tháng 09-10 (tháng mưa dầm), huệ dễ bị úng lá, thối củ…Chúng ta có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc sau đây: Sulfex 80WG, các thuốc hoạt chất Hexaconazole, Thiophanate-methyl, Metalaxy + Mancozeb, Fosetyl aluminium …
Thu hoạch: có thể thu hoạch ở 2 thời điểm, lúc sáng sớm hoặc chiều mát
Lần đầu tiên dùng dao bén cắt gần sát củ, để nước không đọng trong cọng hoa nên dễ làm thối củ
Lần 2 trở đi dùng chân đạp giữ gốc huệ, tay nắm cọng bông dặt mạng ngang mặt đất bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong thì buộc lại cho thẳng. Ngâm bông vào nước. Nếu để bông chưng thì cắt gốc.
Bài viết được thực hiện bởi: Th.S Trần Văn Tuyến - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC