FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây táo

Táo (táo ta, táo gai) có tên khoa học (Ziziphus mauritiana), là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc châu Phi. Táo ta quả nhỏ, chỉ có một hạt rất rắn, hai tai lá biến thành gai. Táo là loại cây trồng thích hợp trên nhiều loại đất khác nhau, sau một năm bắt đầu cho thu hoạch, năng suất cao và ổn định. Ở nước ta, táo trồng ở miền Bắc và cả miền Nam. 

1.      Thời vụ và khoảng cách trồng

Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân tháng 2 - 4, nếu cây giống ghép sớm có thể trồng từ tháng 1. Sang xuân gặp thời tiết thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Cuối năm cây sẽ cho nhiều quả. Khoảng cách trồng thông thường từ 3 – 4 m một cây.

2.      Hố trồng, phân bón lót

Kích thước hố trồng 40x40x40 cm. Bón lót mỗi hố 100g Wokozim + 15-20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg super lân. Các loại phân được trộn đều với đất, cho xuống hố, vun ụ nồi so với mặt đất 20 cm (không trồng cây trực tiếp với phân).

Cách trồng

Vét 1 hố nhỏ ở giữa ụ, đặt bầu cây ngang với mặt ụ, vun đất nén chặt xung quanh bầu. Phủ rơm rắc xung quanh gốc một lớp dày 2 -3cm. Tưới ngay sau trồng mỗi cây 2-3 gáo nước, trời mưa không nên tưới.



3.      Chăm sóc và bón phân

Trong tuần đầu tiên mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào sáng hoặc chiều, mỗi lần một thùng nước. Sau đó cách 2,3 ngày tưới 1 lần cho tới hết tháng. Khi cây phát triển sẽ tưới thưa hơn, đảm bảo đất luôn ẩm.

Bón phân: Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác. Lượng phân NPK (18-10-10) + TE bón mỗi lần từ 0,2-0,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước.

Cách bón:

Lần 1: Ngay sau khi đốn táo ta xới xung quanh gốc, bón 5 - 10kg phân chuồng + 100g Wokozim hạt + NPK (18-10-10) + TE với liều lượng 0,5kg/gốc kết hợp phun phân bón lá Wokozim lỏng với liều lượng 100ml cho bình 100 lít phun đều trên cây lá để cây sinh trưởng và phát triển thân cành lá tốt, giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. 

Lần 2: Trước khi cây ra hoa rộ, bón phân Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc, kết hợp phun phân bón lá Amino Kyto (Thần Nông 888) với liều lượng 30ml cho bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng hệ miễn dịch, hạn chế nấm bệnh phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

Lần 3: Sau khi cây đậu quả xong, bón phân 100g Wokozim hạt + NPK (20-15-17) +TE với liều lượng 1-1,5kg/gốc tùy theo số lượng quả trên cây mà số lượng bón tăng hay giảm, kết hợp phun phân bón lá Wokozim lỏng với liều lượng 100ml/ bình 100 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).

Chú ý: Nếu bị hạn phải tưới nước để quả lớn nhanh không bị rụng. Nếu cây bị cằn (sinh trưởng phát triển kém) ta phải bón bổ sung thêm phân.

4.      Phòng trừ sâu bệnh

Nhóm sâu chính: Sâu cắm lá, sâu cuốn lá, nhện đỏ, sâu đục quả. Trong 6,7 tháng nén tóc đẻ trứng vào thân cây. Nhóm sâu chích hút: dùng trong các thuốc: Tricel 48EC, Trebon (0,1-0,2%), Depterx (0,2%), Dantiol (0,1-0,2%), Monitor (0,1-0,2%), Bi 58, Basudin.

Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng một trong các thuốc sau: Tricel 48EC, Azodrin 50 DD (0,2%), Score(0,05%), Alieett(0,3%), Mancozeb(0,25%). Đối với kiến, mối, nọ cánh cứng hại rễ, gốc: sử dụng Basudin, Lidanfor, Sevidol để trị. Dùng một trong các loại thuốc trên, trộng 1 thuốc – 10 cát, rắc xung quanh gốc và hố.

5.      Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.): Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh (Sulfex 80WG), Anvil, Rovral, Topsin-M.

Bệnh ghẻ (do nấm Venturia inaequalis): Trên lá đốm bệnh tròn, màu xám xanh, hơi gồ lên. Trên quả vết bệnh màu nâu đen, gồ lên như nốt ghẻ và nứt, quả méo mó và rụng sớm. Phòng trừ bằng các thuốc gốc đồng, hỗn hợp lưu huỳnh (Sulfex 80WG) + vôi, Zineb, Carbenzim, Rovral.

Bài viết được cập nhật bởi: ThS TRẦN VĂN TUYẾN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi