FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Măng Tây

1.   Kỹ thuật trồng
aChọn đất trồng

Thế đất phải cao ráo, giàu dinh dưỡng, tầng canh tác dày: 0,6 - 1m, mực nước ngầm phải cách khoảng 1m.
Độ ẩm đất luôn luôn giữ trong khoảng 60-70%, độ pH= 6,6 - 7,5. 

b. Chuẩn bị đất trồng

Tiến hành cày đất sâu khoảng 30-50cm hai lần, cách nhau 15 ngày, kết hợp làm cỏ, phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu bệnh. Ban phẳng đất trồng, tùy theo mật độ trồng đã định căng dây lấy mực cho thẳng rồi vét rãnh thoát nước (rộng: 20cm, sâu: 30cm), sau đó lấy đất lên luống rộng 1mét. Phơi nắng tầm 01 tháng để khử sâu bệnh và cỏ dại.

c. Trồng cây ra đất sản xuất

Trồng theo luống, hàng thẳng trên tim luống, theo hàng đơn: 0,45m x 1,2m. Tưng ứng mật độ đó sẽ trồng được khoảng 18.000- 20.000 cây/ha.
Kích thước hố trồng: 50 x 50 x 50 cm, trộn đất + phân chuồng ủ hoai + 100g Wokozim hạt để bón lót trong hố trồng.

2. Cách bón phân cho Măng Tây

Để đảm bảo việc thu hoạch sản phẩm măng tây đều đặn hàng ngày với năng suất và chất lượng cao người trồng cần phải thường xuyên tưới tiêu và cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách hợp lý.



Quá trình bón phân chia làm 4 giai đoạn như sau (Diện tích là: 1.000m2)

a.      Giai đoạn bón lót

Bón phân trước khi trồng. Cần khoảng 3 tấn phân chuồng ủ hoai + 15kg Wokozim hạt + 30kg NPK 18-10-10+TE. Đối với đất không tơi xốp thì cần thêm khoảng 3 tấn chất độn như tro trấu, xơ dừa,…đã được khử nước vôi.

b. Giai đoạn bón thúc: Sau khi trồng 15 ngày

Bón thúc 15kg NPK 18-10-10+TE. Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ rễ thuốc phòng ngừa bệnh nấm và sâu hại.

Cây con cao dần tiến hành đóng cọc 2 đầu luống rồi dùng dây nilon hoặc dây điện thoại hỏng căng đôi kẹp lỏng giữa thân cây, giữ cây luôn thẳng.

Sau khi trồng được 30 ngày:

Khi cây phát triển nhiều thân mới, xối đất làm sạch cỏ. Bón thúc 15kg NPK (16-16-8+ TE) + 5kg Wokozim. Kết hợp phun phân qua láWokozim lỏng (100ml/100lít). Luôn giữ cây đứng thẳng để cây lấy được ánh nắng toàn phần tạo điều kiện tốt cho bộ lá quang hợp tổng hợp chất hữu cơ nuôi dưỡng cây và bộ rễ.

Sau khi trồng được 45 ngày:

Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Cắt tỉa những cây nhỏ chọn giữ lại khoảng 3-5 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. Tỉa bỏ cây bị sâu bệnh và cây bị nghiêng ngả, cây già yếu. Xới đất làm cỏ rồi bón thúc 20kg NPK (20-15-17 + TE) . Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ bộ rễ. Giữ độ cao của mặt luống khoảng 80cm so với mặt đất.

Sau khi trồng được 120 ngày:

Cây phát triển thêm nhiều thân mới. Chọn giữ lại 3 cây mẹ khỏe mạnh trên bụi, tỉa bỏ cây bị sâu bệnh, cây già và cây nhỏ. Xới đất, làm sạch cỏ rồi bón thúc 30kg NPK 18-10-10 + TE + 5kg Wokozim hạt. Vun đất cao 5cm rồi đậy gốc bảo vệ cổ rễ.

Sau khi trồng được 135 ngày:

Giai đoạn này cây bắt đầu cho lứa măng tơ đầu tiên. Giữ lại 3 cây mẹ khỏe mạnh trên 1 bụi. Tiến hành cắt bỏ cây bị sâu bệnh, cây bị nghiêng ngả, cây già yếu và cây nhỏ và cành lá phát sinh ở phần gốc khoảng 50cm để thông gió. Xới đất làm sạch cỏ rồi bón thúc 40kgNPK 20-15-17 + TE, vun đất cao 5cm rồi đậy gốc lại bảo vệ bộ rễ. Vẫn đảm bảo độ cao của mặt luống so với mặt đất tự nhiên là 80cm. Phun thuốc phòng ngừa nấm và sâu bệnh.

Khi thu hoạch lứa măng tơ mỗi ngày, được khoảng 15 ngày thì bón thúc 30kg NPK 20-15-17+TE; thu tiếp 15 ngày thì tạm ngừng thu hoạch. Tránh cây bị mất sức làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của đợt thu tiếp theo.

c. Giai đoạn bón phân trong chu kỳ dưỡng cây mẹ thay thế

Khi tạm ngưng thu hoạch lứa măng tơ 15 ngày khi quan sát cây mẹ trẻ thay thế đủ lớn, tiến hành nhỏ 3 cây mẹ già yếu cũ. Xới đất, làm sạch cỏ non rồi bón thúc 40kg NPK (15-15-15). Vun đất cao 5cm đậy gốc bảo vệ cổ.

Khoảng 20 ngày sau, khi ta quan sát đường kính thân cây mẹ mới khoảng 1cm, bộ lá chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành cắt tỉa bớt ngọn măng giữ ở độ cao 1,2m. Bón thúc 1,2 tấn phân chuồng ủ hoai + 5kg Wokozim hạt +  Trichoderma + 30kg NPK 20-15-17 + TE. Vun đất cao 5cm đậy gốc phun thuốc phòng trừ nấm bệnh và sâu hại.

Sau khi cắt hạ ngọn khoảng 10 ngày, cây bắt đầu cho ra lứa măng mới. Thu hoạch lứa măng này kéo dài khoảng 2 tháng thì cho nghỉ dưỡng cây mẹ thay thế. Sau khoảng 1 tháng dưỡng cây mẹ mới thì ta sẽ thu hoạch lứa măng thứ 3 này khoảng 3 tháng. Cứ như vậy cho các đợt cây mẹ mới tiếp theo.

d. Giai đoạn bón phân trong chu kỳ thu hoạch măng

Trong một chu kỳ thu hoạch măng kéo dài khoảng 3 tháng bón 5kg Wokozim hạt và bón thúc phân đều đặn 15 ngày/lần với 40kg NPK 20-15-17+TE. Tùy theo sự phát triển của cây mà ta có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học bón lá Wokozim để kích thích cây măng phát triển cho nhiều măng, chất lượng tốt hơn.

3. Cách chăm sóc măng tây
a.      Tưới và thoát nước cho măng tây

Độ ẩm của đất trồng măng tây luôn luôn được giữ trong khoảng 60-70% là phù hợp nhất. Có thể tưới nước theo rãnh hoặc phun sương tùy theo thiết kế của mỗi nông trại.
Trong trường hợp mưa kéo dài làm ngập vì bộ rễ của măng bị ngập úng quá 24 giờ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến măng và kéo theo nhiều bệnh nấm.

b.  Cách làm cỏ cho măng tây

Trước mỗi định kỳ bón phân 15 ngày/ lần, cần phải dọn cỏ sạch sẽ khi cỏ còn non. Tránh trường hợp cỏ già rơi hạt tái sinh ra lớp cỏ con cháu.
Trong thời gian mới trồng được 1-5 tháng do cây còn nhỏ bộ rễ chưa phát triển rộng, để ngăn ngừa cỏ ta có thể phủ lên mặt luống màng phủ nông nghiệp.

4. Phòng trừ sâu bệnh hại cho măng tây
a. Các loại sâu bệnh

Đối với các loại dế nhũi, rệp sáp hại rễ , sâu đất, sâu xanh, côn trùng cắn hại cây, các loài bọ trĩ, rầy mềm,.. có thể dùng Tricel 48EC, Chlorban 50, EC, Vertimec, Biocin, Actamec và Abamix, Sagomycine, Confidor, Regent,...

b. Các loại bệnh hại

- Các bệnh thường gặp ở măng tây như: bệnh thán thư, bệnh thối gốc rễ và chồi măng, bệnh khô cây, bệnh đốm thân cành, bệnh sương mai, bệnh gỉ: Có thể dùng thuốc gốc đồng, Sulfex 80WG + Nativo.
- Đối với nấm bệnh làm khô cành sọc thân, nấm hại lá, nấm hại rễ và làm thối gốc chết cây thì có thể dùng chế phẩm Triscophos, Validan, Daconil.
- Đối với cách loại bệnh do vi khuẩn gây ra có thể dùng Kasai, Kasumin,.. 

Bài viết được thực hiện bởi: KS. NGUYỄN TRÚC MIÊN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi