FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Gấc

Trên thị trường có 2 loại gấc nếp và gấc tẻ

Gấc nếp: Trái to, nhiều hạt, gai to, ít gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam rất đẹp. Bổ trái ra bên trong cuồi (cơm) vàng tươi, màng đỏ bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm và dày thớ.

Gấc tẻ: Trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái chín bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi như gấc nếp, nên chọn giống gấc nếp để có trái to nhiều nạc bao quanh và chất lượng màu cũng tốt hơn.

Những yếu tố cần thiết cho quá trình canh tác cây gấc mà bà con nông dân cần lưu ý:

Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp cho cây gấc phất triển là 23,3 0C (đối với miền nam, tây nguyên).

Độ ẩm: cây gấc cần độ ẩm theo từng giai đoạn phát triển của cây nhưng độ ẩm tối đa cho cây gấc là từ 70-80%.

Thời gian chiếu nắng: thời gian chiếu sáng cần thiết cho cây gấc là 8 tiếng mỗi ngày.



Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Chọn đất trồng, đào hồ và bón lót:


Để có năng suất cao nên chọn đất tốt (đất phù sa), thoát nước. Cuốc xới để ủ nơi định trồng với khoảnh đất khoảng 1m2
, sâu độ khoảng 40-60 cm.

Bón lót :     + Wokozim: 100gr/hố
                  + Phân chuồng hoai : 10 kg/hố
                  + Super Lân : 500 – 600 gr/hố
                  + Thuốc trừ sâu Vibasu 10H : 50 gr (ngừa sâu bọ phá hại rễ) / hố

Tất cả được trộn chung với đất mặt để bón cho một hố.

                  + Vôi: 0,3 – 1 kg (tùy độ chua của đất): lưu ý vôi phải trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân lót.
                  + Sau khi cây con có 4-5 lá thật, phun  hoặc tưới Wokozim lỏng để cây phát triển nhanh. Định kỳ 7-10 ngày / 1 lần. 
 
Quy mô hộ gia đình: Tận dụng đất, trồng gấc sát cạnh rào, bên gốc cây đa, ở bờ ao hay gốc bờ tre… hoặc các cây nào đó làm cọc cho gấc leo cao.

Quy mô lớn: Chọn địa điểm, chọn đất có điều kiện thuận tiện và làm cho giàn gấc leo. Gấc ưa đất mát, bằng phẳng, tiện sông suối để tưới nước. Gấc trồng thành từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau khoảng 3-4m và hàng nọ cách hàng kia khoảng 4 - 5m.
  
2. Thời vụ trồng

Miền Bắc: Nên trồng vào tháng 2-3 dương lịch.
Miền Nam & Tây Nguyên : Trồng vào đầu mùa mưa, nơi đất ẩm, sẵn nước tưới.
 
3Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Chăm sóc cây gấc: Khi cây mọc dài khoảng 30-40 cm. Theo dõi bắt ngọn leo vào giậu hoặc lên giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn; kiểm tra các gốc xem gốc nào có nhiều quả để sau năm thứ nhất giữ lại.

Cuối mùa hoa, cắt bớt các giậu con cụt không có hoa để giậu được nhẹ bớt và nhựa cây tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc 25-30cm để kích thích rễ phát triển.

- Bón thúc:

Ngoài lượng phân bón lót, mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa nên bón thúc thêm mỗi hố để cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to:

+ NPK (20-20-15): 30 – 50 gr/ hố
Wokozim: 100 gr/ hố.

Cách bón : đào rãnh rộng 10cm sâu 10cm, hình vành khăn cách gốc 25 – 30cm bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại hoặc rải đều phân lên mặt đất cách gốc 25 cm rồi dùng cuốc xới nhẹ lấp phân. Xếp cỏ khô, rơm rạ lên mặt để giữ ẩm và chống rửa trôi.

+ Tưới Wokozim lỏng: pha 100cc/ 100lít nước, tưới quanh vùng rễ cho thấm xuống đất để kích thích bộ rễ phát triển và ra rễ mới.
+ Đầu mưa, phun phân bón lá công thức 16-16-8 để thân lá phát triển mạnh.
+ Trước khi cây chuẩn bị ra hoa 1 tháng, phun phân bón lá 20-20-15 + Wokozim lỏng để hình thành nhiều hoa.
+ Sau khi đã đậu trái, Wokozim lỏng + phun phân bón lá GV-603 siêu to trái để trái to..Trong giai đoạn trái đang phát triển mạnh, nên phun GV siêu canxi-siêu bo để trái chắc, tránh nứt trái, chất lượng cao.

Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt.

Ngoài các biện pháp chăm sóc bón phân, tưới đủ nước trong gia đoạn cây ra hoa phát triển trái, kỹ thuật phun một số chất kích thích tốt trong giai đoạn cây còn nhỏ có 1-2 lá thật cũng làm tăng số hoa cái trên cây. Phun Wokozim lỏng có chứa Cytokinin lên cây gấc lúc có 2 lá thật giúp bộ rễ mau phát triển đồng thời làm tăng số hoa cái trên cây.

Các loại sâu hại gấc: Hiện nay đã phát hiện nhiều loại sâu bệnh phá hoại cây gấc cần phòng trừ.

Bọ dừa (ceratia similis) bọ cánh cứng dài 8mm cánh màu vàng ăn phá hoại lá gấc. Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Tricel 48EC xịt đều trên lá.

Rầy mềm (Aphid gossypii) bu mặt dưới lá hút nhựa, xịt Decis 50ND hoặc Vicidi-M 50ND 20-30 cc/bình 8 lít.

Nhện đỏ (Tetronychidea) tập trung nhiều ở mặt dưới lá thường thấy trong mùa nắng làm úa lá vàng, xoắn lá, dây gấc mọc cằn cỗi phòng trừ bằng cách phun Sulfex 80WG hoặc SK Enpray 99EC xịt đều trên lá.
 
Bài viết được cập nhật bởi: Th.S Trần Văn Tuyến - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC 

 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi