Quy trình trồng tiêu sạch theo tiêu chuẩn Global Gap
Hiện nay, tiêu được dùng làm gia vị, dùng trong y dược, dùng trong công nghiệp hương liệu,.. Chính vì vậy, cây hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhưng lại là đối tượng cây trồng nhạy cảm với phân bón và sâu bệnh hại. Trồng tiêu sạch còn giúp tiết kiệm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và giá bán lại cao.
1 .Đặc điểm thực vật học của cây Hồ tiêu
1.1 Hệ thống rễ
-
Rễ cái: ăn sâu, có từ 2 - 3 cái, làm nhiệm vụ chính là hút nước, đối với cây tiêu trồng bằng hình thức giâm cành, sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm, bộ rễ có thể ăn sâu 2 m.
- Rễ phụ: mọc thành chùm, tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 15 – 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng.
- Rễ cây hồ tiêu có đặc tính háo khí, không chịu được ngập úng, chỉ cần ngập úng trong một thời gian ngắn từ 12 – 24 giờ cũng đã gây tổn thương bộ rễ cây tiêu và có thể dẫn tới việc hư thối dây tiêu.
- Rễ bám (rễ thằn lằn): làm nhiệm vụ chính là giúp cây bám vào trụ để vươn cao. Khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế.
1.2 Thân, lá, cành
Hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo, được phân làm nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá đơn.
- Dây thân:
+ Dây thân sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám thường được dùng để làm hom nhân giống.
+ Cây tiêu được nhân giống bằng loại hom này sinh trưởng khỏe, mau ra hoa quả, khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng.
Một loại dây thân khác yếu hơn, không có rễ bám vào trụ mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán cây tiêu, dây này cũng có thể dùng để giâm cành nhân giống.
- Dây lươn:
+ Mọc từ các mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu.
+ Cành lươn thường có lóng dài và bò sát đất. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống bằng hình thức giâm cành hoặc chiết.
+ Cây tiêu được trồng từ dây thân mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán, không có rễ bám vào trụ hoặc từ dây lươn ở phía dưới gốc ra hoa quả chậm, khoảng 4 năm sau khi trồng, nhưng sinh trưởng khỏe và có thời gian khai thác dài hơn.
- Cành quả (cành ác):
+ Phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách chỉ có một mầm ngủ, có khả năng phát triển thành cành quả. Từ cành quả cấp một mọc từ thân chính có thể phát sinh ra cành quả cấp hai, cấp ba, cấp bốn ....
+ Nếu dùng cành quả để giâm cành nhân giống thì:
· Cây tiêu ra hoa quả rất sớm (một năm sau khi trồng).
· Cây phát triển rất chậm.
· Cây không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì ở các đốt lóng, thường không có hoặc có rất ít rễ bám.
· Năng suất thấp.
· Cây mau cỗi (6-8 năm)
Trong thực tế sản xuất bà con nông dân thường không dùng cành quả để nhân giống.
1. 3 Hoa và quả
-Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng mà thời gian ra hoa của hồ tiêu có khác nhau:
+ Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây tiêu thường ra hoa vào tháng 5-6.
+ Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung cây tiêu ra hoa vào tháng 8-9.
-Hoa hồ tiêu không ra tập trung mà ra làm nhiều đợt.
-Mỗi gié tiêu có thể cho từ 50 – 60 quả, quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, mỗi quả chứa một hạt.
2. Kỹ thuật chọn giống:
- Chọn vườn tiêu tốt không có nguồn bệnh, cây tiêu không nhiễm bệnh, cho năng suất ổn định.
- Cây có tán phân bố đều, đốt ngắn, khả năng phân cành tốt có nhiều cành ác.
- Gié hoa dài, hạt to mang nhiều hạt, chín tương đối tập trung.
3. Kỹ thuật nhân giống
Nhân giống bằng dây lươn và dây thân, hom giống cần đạt các tiêu chuẩn sau:
- Hom tiêu dây lươn: Hom dây lươn bánh tẻ có 3 – 4 đốt, cắt hết lá khi ươm. Dây lươn không sâu bệnh, lấy ở các vườn > 4 năm tuổi không có triệu chứng bệnh.
- Hom tiêu dây thân: Hom thân bánh tẻ khỏe mạnh, có 4 – 6 đốt, các đốt có rễ bám tốt. Hom được cắt vào các ngày tạnh ráo, trên các vườn tiêu 12 – 18 tháng hoặc từ các vườn nhân giống tiêu. Dây thân tiêu được cắt ở vị trí 25 – 30cm cách mặt đất. Loại bỏ phần ngọn dây còn non. Cắt tỉa bớt các lá cành trên hom ở các đốt vùi vào đất, chỉ giữ lại 1 – 2 cành ở các đốt trên mặt đất với số lá hạn chế để giảm bớt sự bốc hơi nước.
- Ươm trồng hom tiêu: Hom tiêu cắt xong ngâm trong dung dịch NAA 500 – 1000 mg/1lít nước nhúng nhanh trong 5 giây kích thích tốt sự ra rễ. Sau đó ngâm toàn bộ hom trong dung dịch thuốc VibenC 50 BHN, pha với nồng độ 0,1% trong 30 phút để khử trùng. Sau khi xử lý xong đem ươm trồng như sau:
- Trồng thẳng ra vườn : Sau khi xử lí đem trồng trực tiếp ra vườn tiêu, che chắn kỹ lưỡng cũng đảm bảo tỷ lệ sống rất cao.
- Ươm trên líp cho đến khi ra rễ rồi đem trồng: đất lên líp phải tơi xốp, thoát nước tốt. Hom tiêu đặt xiên 45 0 cách nhau 5 – 7 cm, hàng cách hàng 10cm. Thường sau khi ươm 25 – 30 ngày hom tiêu bắt đầu ra rễ đã có thể đem trồng tốt. Ươm trên líp không nên để quá lâu, hom tiêu mọc mầm, rễ ra dài khi nhổ đem đi trồng động rễ, ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây tiêu con.
- Ươm trong bầu: đất cho vào bầu phải là lớp đất mặt tốt, không có nguồn nấm gây hại. Trộn kỹ đất với phân chuồng, phân lân và tro dừa để tạo độ tơi xốp cần thiết.
Bầu ươm hom thân có kích thước 15 – 17 x 27 – 30cm, bầu ươm hom lươn có kích thước 12 x 22cm. Hàng lỗ thoát nước dưới cùng cách đáy bầu 2cm để thoát nước tốt. Hom lươn ươm 2 hom/bầu, còn hom thân có chỉ ươm 1 hom/bầu. Cây được ươm từ 4 – 5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mọc 5 – 6 lá trở lên mới đem trồng.
4. Giai đoạn trồng lập vườn tiêu:
- Thời vụ trồng: thời vụ bắt đầu vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô 2-2,5 tháng.
- Cây tiêu được trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
· Đất để thoát nước, không ngập úng.
· Tầng đất canh tác dày, đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình có độ pH từ 5-5.6.
· Chuẩn bị hố trồng: Dùng 50gr Wokozim hạt/cây, 5 - 10kg phân chuồng +100gr supper lân, dùng cuốc xới trộn đều phân xuống hố 40 x 40cm, sâu hết lớp cày xới.
5. Giai đoạn bón phân chăm sóc cây
- Phân hữu cơ: bón hàng năm với liều lượng 30 – 40m3/ha. Nếu không có phân hữu cơ có thể sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh bón cho vườn tiêu với liều lượng từ 2 – 3kg/trụ/năm.
- Vôi: bón vôi cho vườn tiêu với liều lượng 500kg/ha/năm. Vôi được bón bằng cách tung đều trên mặt đất, chiếu theo tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón cho tiêu.
Bảng bón phân qua gốc:
Năm tuổi |
Loại |
Liều lượng (kg/trụ) |
Năm trồng mới |
16-16-8 hoặc 20-20-15 |
0,2 – 0,3 |
Wokozim hạt |
0,2 – 0,3 |
Năm thứ 2 |
16-16-8 hoặc 20-20-15 |
0,5 – 0,6 |
Wokozim hạt |
0,2 – 0,3 |
Năm thứ 3 |
16-16-8 hoặc 20-20-15 |
0,6 – 0,8 |
Wokozim hạt |
0,2 – 0,3 |
Các năm KD |
15-10-15 hoặc 16-8-16 |
1,3 -1,5 |
Wokozim hạt |
0,3 – 0,5 |
Phân bón phun qua lá:
Năm tuổi |
Giai đoạn |
Loại |
Liều lượng |
Năm trồng mới |
Dưỡng đọt, nuôi rễ đeo trụ sống |
Wokozim lỏng |
1ml/1 lít nước |
Năm thứ 2 |
Dưỡng đọt, nuôi rễ đeo trụ sống |
Wokozim lỏng |
1ml/1 lít nước |
Rệp sáp, rầy xanh, rầy thánh giá, tuyến trùng |
Trice 48EC |
1,5ml/1 lít nước |
Năm thứ 3 |
Dưỡng đọt, nuôi rễ đeo trụ sống |
Wokozim lỏng |
1ml/1 lít nước |
Rệp sáp, rầy xanh, rầy thánh giá, tuyến trùng |
Trice 48EC |
1,5ml/1 lít nước |
Các năm KD |
Trước khi ra hoa, sau đậu trái, nuôi trái và sau khi thu hoạch |
Wokozim lỏng |
1ml/1 lít nước |
Rệp sáp, rầy xanh, rầy thánh giá, tuyến trùng |
Trice 48EC |
1,5ml/1 lít nước |
Nhện đỏ |
Sulfex 80WG |
2,5g/1 lít nước |
Bài viết thực hiện bởi: KS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LIÊN - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản
Zalo - ĐT: 0912 889 542
-
Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp
Zalo - ĐT: 0915446744
HOTLINE0912.889.542