FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Kỹ thuật bón phân cho bưởi Da Xanh

Bưởi Da Xanh được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5–6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.

Bón phân cho bưởi được chia ra làm 3 giai đoạn (trừ giai đoạn vườn ươm), tùy theo đặc điểm từng loại đất và tình hình sinh trưởng phát triển của cây mà điều chỉnh lượng phân cho phù hợp.

Giai đoạn bón lót trước khi trồng

Lượng phân bón cho 1 hố trồng

 
Vôi (kg) Phân chuồng  Wokozim hạt NPK (16-16-8)
0,5 – 1,0kg 15 – 20kg 0,1 – 0,2kg 0,2 – 0,3kg

Sau 1 tháng trồng, sử dụng phân bón lá Wokozim dạng lỏng  pha với liều lượng 500ml cho 400 lít nước phun ướt đẫm lá, thân cây.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản (năm thứ 1 đến năm thứ 3): Chia ra làm 4 đợt bón (bắt đầu từ đầu mùa mưa):

 
  • Đợt 1 : 100% lân + 100% vôi
  • Đợt 2 : 100% phân chuồng + 40% Wokozim + 40% đạm + 40% Kali
  • Đợt 3 : 30% Wokozim + 30% Đạm + 30% Kali
  • Đợt 4 : 30% Wokozim + 30% Đạm + 30% Kali
Sử dụng kết hợp với Wokozim lỏng phun định kỳ 15-20 ngày/lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lượng phân bón cho 1 cây/ năm có thể tham khảo bảng sau: 

 
Năm trồng Phân chuồng(kg) Wokozim hạt
(gr/cây)
Đạm urê (gr/cây) Lân
(gr/cây)
Kali (gr/cây)
Năm thứ 1 15 400 250 400 80
Năm thứ 2 20 600 400 640 260
Năm thứ 3 30 800 680 960 370

Giai đoạn kinh doanh (tính từ năm thứ 4): lượng phân bón cần căn cứ vào tuổi cây và năng suất của vụ trước, có thể chia ra làm 5 đợt bón:
 
  • Đợt 1: sau thu hoạch: 25% đạm + 25% lân + 10-30 kg hữu cơ/gốc/năm.
  • Đợt 2: một tháng trước khi cây ra hoa:  25% đạm + 50% lân + 25% kali.
  • Đợt 3: sau khi đậu quả:  25% đạm + 25% lân + 25% kali.
  • Đợt 4: giai đoạn nuôi trái:  25% đạm + 25% kali.
  • Đợt 5: một tháng trước khi thu hoạch:  25% kali.
Lượng phân bón cho 1 cây/ năm có thể tham khảo bảng sau:
 
Tuổi cây
(năm)
Phân chuồng (kg/cây ) Wokozim hạt
(gr/cây)
Đạm urê (gr/cây) Lân
(gr/cây)
Kali (gr/cây) Vôi
(gr/cây)
4-6  50-70 1000 – 1200 800 – 1000 800 - 1400 600 - 800 1000 - 1500
7-9  70-90 1400 – 1600 1100 –1300 1500 - 1900 800 - 1000 1000 - 1500
Trên 10  100 1800 - 2000 1400 - 1800 2000 - 2500 1200 1500 - 2000
 
Lưu ý: Bón phân phù hợp nhất là ở thời điểm khi đọt bưởi già, không nên bón vào lúc cây đang ra đọt non, vì lúc này cây đang ra rễ cám, bón phân sẽ gây ảnh hưởng đến bộ rễ non; hoặc thời điểm mưa dầm, bão cũng không nên bón phân hóa học vì lúc này rễ bưởi không phát triển, bón phân sẽ hư rễ làm cây bị suy kiệt.

Kết hợp phân bón lá (Wokozim lỏng) 4 - 5 lần/vụ ở giai đoạn sau khi đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

Phòng trừ sâu bệnh:

1/ Rệp sáp:

Rệp sáp  thường ở trên cành non, quả để chích hút nhựa, ngoài ra nơi chúng thải phân ra chúng còn kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá và quả. Trong điều kiện tự nhiên, rệp sáp chưa gây hại đáng kể, tuy nhiên khi mật độ cao cần phun một số hoạt chất phòng trừ hiệu quả như: Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC), sử dụng dầu khoáng để phá vỡ lớp sáp bên ngoài.

 
2/ Nhện hại lá và quả: 

Nhện gây hại trên lá và quả nên phát hiện thật sớm, nhất là khi vừa đậu trái, có thể sử dụng 1 trong các loại hoạt chất sau đây để trừ nhện: Sulfur (Sản phẩm Sulfex 80WG), Pyridaben, Fenpropathrin, Hexythiazox,…

3/ Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau. Các lá bị sâu vẽ bùa gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng nhất là những lá non, làm giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Ngoài ra các đường đục của sâu vẽ bùa còn tạo điều kiện cho bệnh loét vi khuẩn xâm nhập, làm lá bị rụng.

Phòng trừ: Bảo vệ loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng sâu vẽ bùa. Tỉa cành cho ra lộc tập trung, chóng thành thục để hạn chế sự phá hoại của sâu. Phun thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl (Tricel 48EC). 

3/ Bệnh ghẻ nhám:

Trồng cây không bị nhiễm bệnh, kiểm tra vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành mang bệnh ra khỏi vườn đốt, tiêu huỷ mầm bệnh. Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng hoặc gốc Sulfur (sản phẩm Sulfex 80WG).

4/ Bệnh thán thư: 

Bệnh thán thư phát triển và gây hại nhiều trong mùa mưa

Phòng trừ: Hàng năm, sau thu hoạch nên tỉa cành cho thông thoáng, loại bỏ và tiêu hủy các lá và trái bị bệnh. Khi phát hiện cây bị bệnh không nên tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan. Thường xuyên thăm vườn, phát hiện bệnh sớm sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau (phun khi bệnh mới chớm): Sulfur (Sulfex 80 WG), Mancozeb, Chlorothalonil, Propineb,…

4/ Bệnh Tristeza:

Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hoá.
Phòng trừ: Trồng giống sạch bệnh và tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trừ sâu đã khuyến cáo vào các đợt ra đọt non để tránh lan truyền mầm bệnh.

5/ Bệnh vàng lá Greening ( do vi khuẩn Liberobacter asiticus)

Phòng trừ: Loại bỏ các cây đã nhiễm bệnh để tiêu huỷ mầm bệnh, tránh chiết, ghép bằng các mắt ghép trên các cây nghi ngờ đã có mầm bệnh. Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa.

Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với những vùng nhiễm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non. 

6/ Bệnh vàng lá thối rễ:

Triệu chứng nhận biết đầu tiên là lá chuyển màu vàng nhạt (phân biệt với bệnh vàng lá gân xanh và bệnh vàng lá thối rễ thì lá vàng bắt đầu từ những lá già lan dần lên đọt non, toàn bộ lá bị vàng. Trong khi bệnh vàng lá gân xanh thì triệu chứng xuất hiện ở lá non và thịt lá vàng nhưng gân lá vẫn xanh). Cây bệnh, lá rất dễ rụng khi có gió nhẹ. Lúc đầu có thể chỉ một vài nhánh, nhưng sau đó cả cây bị rụng lá và chết. Thường lá già bị rụng trước, chỉ còn một số ít lá ngọn nên trông cây rất xơ xác. Một số cây cũng có thể phát triển nhiều đọt non, bông trái nhưng trái nhỏ, chua sau đó cây chết dần. Đào rễ lên, thấy rễ bị hư thối, vỏ rễ có các sọc nâu đen, bị thối rời rạc thành sợi, bong tróc khỏi lõi rễ. Trường hợp nặng hơn, lõi rễ bị thối nâu từ chóp lan dần vào trong, phần vỏ dễ bị tuột khỏi lõi.

Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra. Nguyên nhân sâu xa của bệnh này là tình trạng yếm khí lâu dài của đất vào các tháng mưa, do đất có thành phần sét cao nên mao quản nhỏ, giữ nước lâu và khó rút nước nên đất ở trong tình trạng thiếu oxy thường xuyên. Rễ cây phải hô hấp trong điều kiện yếm khí thường sản sinh ra nhiều polyphenol, chính chất này làm cho tế bào các rễ non bị chết. Những nơi rễ bị hư là nơi xâm nhiễm của nấm Fusarium solani (nấm này khó xâm nhiễm khi rễ còn lành lặn). Như vậy, chính điều kiện đất thiếu thoáng khí là nguyên nhân chính yếu của bệnh vàng lá thối rễ.

Bệnh thường xảy ra nặng trong mùa mưa nhưng thể hiện triệu chứng vào cuối mùa mưa, đầu mùa nắng. Những vườn thiếu chăm sóc, vườn có mực thủy cấp cao, khó thoát nước cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Biện pháp phòng trị như sau:

 
  • Khi thiết kế vườn bưởi mới nên dọn sạch các tàn dư thực vật của các cây trồng trước.
  • Đất trồng phải cao ráo, thoát nước tốt. Vườn nên có bờ bao để kiểm soát mực nước sao cho cách mặt đất ít nhất 40-50cm. Nếu liếp làm rộng và trồng nhiều hàng thì phải có các mương rãnh phụ để giúp thoát nước nhanh sau mưa, tránh đọng nước cho các cây trồng ở hàng giữa. Trong mùa nắng tránh để cây khô hạn.
  • Bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm sinh học Trichoderma cho cây. Việc bón phân hữu cơ, ngoài việc làm đất được tơi xốp, thoát nước tốt, rễ cây dễ phát triển còn giúp cho nhiều vi sinh vật đối kháng phát triển mạnh, ức chế nấm Fusarium solani có sẵn trong đất.
  • Thỉnh thoảng nên xới đất quanh gốc, nhất là sau những trận mưa lớn. Để trống một phần cổ rễ chính và rễ bàng lớn, chỉ phủ đất ở vùng ngọn rễ nơi kết tụ nhiều rễ con. Cách làm này giúp giảm ẩm và tăng cường ánh sáng để ngăn cản sự phát triển của nấm bệnh.
  • Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm, cắt bỏ phần rễ hư. Xới xáo đất để tạo sự thông thoáng làm cho đất luôn tơi xốp và thoáng khí, sau đó tăng cường bón phân lân, phân hữu cơ sinh học Wokozim  nhằm kích thích rễ mới phát triển. Quan sát khi cây ra rễ mới, bắt đầu phục hồi thì mới bổ sung dinh dưỡng cho cây.
  • Đối với các cây mới chớm bệnh, có thể sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất: Mataxyl, Fosetyl Aluminum, thuốc gốc đồng,… tưới cho cây. Để thuốc dễ ngấm nên xới nhẹ lớp đất mặt, tưới nước đầy đủ để toàn bộ rễ được ngấm nước trước, giúp nước thuốc dễ thấm xuống ngay. Xử lý khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 ngày.
Bài viết được thực hiện bởi: KS. TRẦN VĂN SINH - Công ty Vinhthinh Biostadt JSC
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi