FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

Lợi ích của Tỏi (Garlic) trong nuôi trồng thủy sản

GIỚI THIỆU

Việc sử dụng rộng rãi các loại kháng sinh và nhiều loại hợp chất hóa học đã tạo nên dư lượng thuốc và các tác nhân gây bệnh kháng thuốc trong quá trình điều trị cho vật nuôi thủy sản. Dư lượng thuốc không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn đe dọa đến sức khỏe người dùng. Ngược lại, tỏi được biết đến một cách rộng rãi như một loại kháng sinh tự nhiên không ảnh hưởng đến môi trường và thể chất con người, tỏi cũng được chứng minh hiệu quả đối với việc điều trị nhiều loại bệnh ở cả người và động vật nhờ vào đặc tính chống tăng huyết áp, chống oxy hóa và kháng vi sinh vật của nó. Trong nuôi trồng thủy sản, tỏi được khuyến cáo sử dụng với một liệu lượng tối ưu. Có thể ứng dụng tỏi vào điều trị bệnh và tiến tới sử dụng chế phẩm tỏi trong thủy sản.

Trong hoạt động thủy sản, tỏi thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích thèm ăn, và gia tăng kiểm soát tác nhân gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn và nấm. Nhiều báo cáo đã dẫn chứng rằng tỏi có thể loại bỏ hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh cơ bản ở cá nước ngọt, bao gồm Pseudomonas fluorescens, Myxococcus piscicola, Vibrio anguillarum, Edwardsiella tarda, Aeromonas punctata f. intestinalis, và  Yersinia ruckeri.  Tỏi có một đặc tính diệt khuẩn có thể chống lại Vibrio sp., một nguyên nhân chính gây ra các bệnh do vi khuẩn trên tôm. Ngoài ra, nó còn có tiềm năng làm giảm các động vật nguyên sinh, nhiễm ký sinh trùng trong nuôi tôm.
 
HIỆU QUẢ CỦA TỎI TRONG KHÁNG VI SINH VẬT

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên sự ảnh hưởng ức chế của tỏi lên các vi khuẩn gây bệnh phổ biến đối với cá nước ngọt, bao gồm P. fluorescens, M. piscicola, E. tarda, Aeromonas hydrophila, A. punctata f. entestinalis, Streptococcus agalactiae, và Staphylococcus aureus.
 
HIỂU QUẢ KHÁNG KÝ SINH TRÙNG

Ảnh hưởng kháng ký sinh trùng của tỏi đã được biết đến từ rất lâu; ví dụ như nó ảnh hưởng đến việc điệu trị ký sinh đường ruột. Dịch chiết tỏi có ảnh hưởng chống lại vật chủ nguyên sinh động vật như Opalina ranarum, Opalina dimidicita, Balantidium entozoon, Entamoeba histolytica, Trypanosoma, Leishmania, Leptomonas, và Crithidia, I. multifiliis.

Có thể kết luận rằng tỏi có thể được sử dụng để làm giảm sự nhiễm ký sinh trùng với mức độ ảnh hưởng đến môi trường là thấp nhất.

NGUYÊN TẮC KHÁNG KHUẨN CỦA TỎI

Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh đã gây nên những vấn đề về môi trường và sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, những hợp chất thay thế hiệu quả và an toàn là rất cần thiết. Những chất thúc đẩy hệ miễn dịch thường được quan tâm hàng đầu. Tỏi là một trong những chất kích thích miễn dịch tự nhiên hiệu quả nhất được xem như một kháng sinh tự nhiên. Tỏi, A. sativum, đã từ lâu được sử dụng như một phương pháp trị liệu cho người và vật nuôi. Nhiều chế phẩm tỏi khác nhau thể hiện rất nhiều hoạt tính gồm hoạt tính kháng khuẩn gram âm và gram dương hoạt tính kháng virus, hoạt tính kháng nấm, và hiệu quả kháng ký sinh. Tỏi cũng có những hiệu quả có lợi đối với hệ miễn dịch và tim mạch, và đặc tính kháng ung thư được biến đến gần đây. Tỏi được sử dụng như một tác nhân đã được chứng minh trong trị liệu và phòng ngừa đối với nông nghiệp và sức khỏe con người, ngoài ra tỏi cũng được xem như một chất kích thích miễn dịch trong thủy sản.

Trong nhiều năm, việc sử dụng tỏi như một tác nhân kháng khuẩn đã được thừa nhận cùng với một vài cơ chế hoạt động của nó. Nhìn chung, tỏi mang lại hiệu quả trong việc thúc đẩy các tế bào thực bào phát huy khả năng và gia tăng hoạt tính diệt khuẩn của nó; tuy nhiên, nó cũng có thể kích thích các tế bào giết tự nhiên, các bổ thể, lysozyme, và các đáp ứng kháng thể của cá. Sự kích hoạt các tính năng miễn dịch gia tăng khả năng phòng vệ chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tỏi có thể thúc đẩy quá trình thực bào của đại thực bào. Việc bổ sung A. sativum vào chế độ ăn của tôm, cá có thể gia tăng chỉ số hồng cầu, lượng hemoglobin, số lượng bạch cầu, và số lượng tiểu cầu.

Những đặc tính kháng khuẩn của tỏi ép có thể chủ yếu bắt nguồn từ allicin. Allicin, một thành phần có hoạt tính miễn dịch của tỏi được tìm thấy có ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa và đáp ứng miễn dịch trong thực nghiệm. Sự ức chế các enzyme chứa S-H nào đó của vi sinh vật bằng phản ứng nhanh của thiosulfinate với nhóm thiol được cho là cơ chế chính liên quan đến tính kháng khuẩn của tỏi. Đối với những ký sinh trùng amip, alicin có thể ức chế mạnh mẽ các protease cysteine, alcohol dehydrogenase, và thioredoxin reductase một điều quan trọng quyết định cho việc duy trì quá trình oxy hóa khử diễn ra chính xác bên trong ký sinh trùng. Allicin cũng có thể ức chế hoàn toàn quá trình tổng hợp RNA và một phần quá trình tổng hợp protein và DNA của vi sinh vật.
 
KẾT LUẬN

Như vậy, tỏi có thể được sử dụng trong thủy sản như một chất thay thế kháng sinh và các yếu tố trị liệu hóa học. Tỏi có thể ức chế thậm chí kháng các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng và cả virus, hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi thủy sản.

Sự ứng dụng tỏi có thể là một phần  hiệu quả trong quản lý đúng đắn sức khỏe vật nuôi thủy sản. Dễ dàng tìm thấy nguyên liệu, không đắt đỏ, và tỏi có thể chống lại rất nhiều tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, tỏi có thể sử dụng thông qua các chế phẩm với hình thức bổ sung vào thức ăn, một phương thức thuận tiện nhất để kích thích hệ miễn dịch trong nuôi trồng thủy sản.
 

Tác giả bài viết: 

Cử nhân công nghệ sinh học TÔ ĐÌNH PHÚC - Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Tiên Phong
Cử nhân công nghệ sinh học TRƯƠNG THỊ MỸ PHƯỢNG - Công ty Cổ phần công nghệ sinh học Tiên Phong


Tài liệu tham khảo

J, Kasornchandra, W. Chutchawanchaipan, M. Thavornyutikarn, J. Puangkaew (2005), Application of Garlic (Allium sativum) as an Alternate Therapeutic for Marine Shrimp, Coastal Aquatic Animal Health Research Institute, Department of Fisheries, Thailand, 114 – 119.

Jeong – Yeol Lee and Yang Gao (2012), Review of the Application of Garlic, Allium sativum, in Aquaculture, Journal of The World Aquaculture Society, Vol. 43, No. 4, 447 – 458.
 
Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi