FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ DINH DƯỠNG ĐỂ CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TÔM NUÔI ĐỘ MẶN THẤP (PHẦN 1)



TÓM TẮT & GIỚI THIỆU

Nuôi tôm độ mặn thấp thực tế đã phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ecuador, Brazil, Mexico, Hoa Kỳ và những nước khác. Tôm thẻ chân trắng là loài được lựa chọn để nuôi trong nước có độ mặn thấp do khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt trong điều kiện độ mặn khắc nghiệt. Trong thập kỷ qua, kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp đã có những bước tiến quan trọng. Việc nâng cao hiểu biết về sinh lý học của tôm thẻ chân trắng đã dẫn đến việc phát triển các kỹ thuật nuôi hiệu quả mang lại lợi nhuận cho người nuôi khi nuôi tôm độ mặn thấp.

Mặc dù nhiều người đã thành công trong nuôi tôm độ mặn thấp, tốc độ tăng trưởng và  tỉ lệ sống khác nhau giữa các ao vẫn được cập nhật thường xuyên (Roy và cs, 2009a). Thực tế, nước có độ mặn thấp không giống nhau giữa các khu vực. Chúng khác biệt về nguồn gốc, độ mặn, thành phần ion (Boyd & Thunjai 2003; Saoud, Davis & Rouse 2003). Một số thông tin nghi ngờ tỷ lệ chết trên tôm nuôi độ mặn thấp là do lỗi thả giống, các yếu tố môi trường và quản lý trang trại, tuy nhiên thực tế chứng minh sự thiếu hụt các thành phần ion trong nước độ mặn thấp là nguyên nhân gây ra phần lớn tỷ lệ chết trên tôm (Saoud et al. 2003; Zhu, Dong, Wang & Huang 2004; Roy, Davis & Saoud 2006; Roy, Davis, Saoud & Henry 2007b).

Nhìn chung, hai chiến lược riêng biệt đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để cải thiện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nuôi độ mặn thấp. Các chiến lược này bao gồm:

 
  • Chiến lược điều chỉnh chất lượng nước giúp tôm thích nghi tốt hơn.
  • Chiến lược cải thiện dinh dưỡng tập trung vào việc thay đổi khẩu phần ăn cho tôm, thường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tôm cải thiện khả năng điều hòa thẩm thấu.
Nội dung bài viết này tóm tắt các kết quả nghiên cứu từ hai chiến lược trên và đưa ra khuyến nghị cho người nuôi tôm ở điều kiện nước có độ mặn thấp.

ĐIỀU CHỈNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Nguồn nước có độ mặn thấp được sử dụng cho nuôi tôm thẻ chân trắng khác nhau rất lớn. Chẳng hạn, nước có độ mặn thấp ở Miền Tây Alabama – Hoa Kỳ có nguồn gốc từ nước ngầm và được bơm trực tiếp vào ao nuôi (Saoud et al. 2003; Boyd, Chaney, Boyd & Rouse 2009). Ở Thái Lan, nước biển có độ mặn cao xâm nhập sâu vào nội địa và hòa lẫn với nước ngọt (Boyd & Thunjai 2003).

Ở những khu vực khác trên thế giới, nước được lấy từ vùng cửa sông (Boyd & Thunjai 2003). Bỏ qua sự khác nhau về nguồn nước, ta sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn về độ mặn và thành phần các chất trong nước có độ mặn thấp được sử dụng trong nuôi tôm (Boyd, Thunjai & Boonyaratpalin 2003, Saoud et al. 2003). Do đó, không có nguồn nước độ mặn thấp nào giống nhau, thành phần các chất trong đó rất khác nhau thậm chí trong cùng một trang trại và cùng nguồn nước ngầm.

Vào năm 1999, ở Alabama, người nuôi đã bắt đầu nuôi tôm độ mặn thấp bằng cách sử dụng nước giếng bơm. Kết quả ban đầu cho thấy tỷ lệ chết cao và tốc độ tăng trưởng kém. Các khảo sát sâu sau đó cho thấy nguồn nước này thiếu Kali (K) và Magiê (Mg) (Saoud et al. 2003; Davis, Saoud, Boyd & Rouse 2005; Roy et al. 2007b). Sự khác nhau về hàm lượng K và Mg ở những ao khác nhau trong cùng trang trại cho thấy tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng rất khác nhau (Roy et al. 2009a).

Sự thiếu hụt K và Mg được bù đắp bằng cách bổ sung Potassium Chloride (chứa 50% K) và sản phẩm K-Mg® (potassium magnesium sulfate, 17.8% K và 10.5% Mg) (McNevin et al. 2004). Hàm lượng các chất này trong ao biến đổi hàng năm (bảng 1), vì vậy cần phải kiểm tra lại các hàm lượng này mỗi vụ trước khi thả giống. Phần lớn K và Mg bị đất hấp thu,  nước khi thu hoạch, rò rỉ, thẩm thấu…(Boyd, Boyd & Rouse 2007a). Trong quá trình nuôi, đất có khả năng hấp thu K và Mg cao cho nên người nuôi Alabama luôn kiểm tra hàm lượng của chúng 1- 2 lần ngay trong một vụ nuôi để điều chỉnh sao cho thích hợp và cần thiết cho sự tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của tôm. Sự bổ sung thêm K cũng rất cần thiết và đúng đắn cho các loài thủy sản khác (tôm và cá) được nuôi trong điều kiện môi trường độ mặn thấp (Forsberg & Neil 1997; Fielder, Bardsley & Allen 2001; Prangnell & Fotedar 2006; Partridge & Lymberry 2008; Partridge, Lymbery & George 2008).

Bảng 1: Sự thay đổi hàm lượng các chất khoáng trong nước và năng suất tương ứng của 4 ao nuôi trong cùng một trang trại nuôi tôm ở phía Tây Alabama vào năm 2006, 2007 sau khi bổ sung muối K và K-Mg® (Roy et al. 2009a).

 


Sử dụng phân bón có chứa K và Mg đã làm tăng đáng kể tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và sản lượng tôm nuôi ở điều kiện độ mặn thấp. Một số nghiên cứu khác tập trung vào tầm quan trọng của tỷ lệ Na:K ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng trong điều kiện độ mặn thấp. Tỷ lệ Na:K trong môi trường nước biển là 28:1Ở những vùng nước thiếu K, chẳng hạn vùng nuôi ở phía Tây Alabama, việc bổ sung K vào trong nước có tỷ lệ Na:K thấp đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Theo báo cáo, hàm lượng Na: K cao có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm ngay cả ở độ mặn cao tới 30 ppt (Zhu et al.,2004 and Zhu, Dong and Wang, 2006).

Thử nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm với tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống tuần hoàn với nước biển nhân tạo có độ mặn thấp (4%0) ở Alabama cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và tăng trọng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ Na:K sau 7 tuần nuôi (Bảng 2). Trong thử nghiệm này, tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm kém nhất ở nghiệm thức có tỷ lệ Na:K cao nhất. Tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng tăng khi tỷ lệ các ion trong hệ thống nuôi gần bằng với tỷ lệ ion trong nước biển (Esparza-Leal, Ponce-Palafox, Valenzuela-Quiňónez, Beltrán & Figueroa 2009). Ở Alabama, chúng tôi khuyến cáo người nuôi nên đưa tỷ lệ Na:K về mức thấp nhất là 40:1, nhưng tốt hơn vẫn là tỷ lệ Na:K gần với 28:1.

Bảng 2: Trọng lượng cuối và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng (trọng lượng bình quân ban đầu 0.28g) được nuôi trong nước biển nhân tạo 4%0 với tỉ lệ Na:K khác nhau trong 7 tuần nuôi. Kết quả đại diện cho giá trị trung bình của 04 lần lặp lại. Các ký tự khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0.05) (Roy et al. 2007b).

 

Một số nghiên cứu thêm đánh giá về việc bổ sung Mg vào nước nuôi tôm độ mặn thấp (McNevin et al. 2004, Davis et al. 2005, Roy et al. 2007b, Pine 2008). Thử nghiệm tiến hành trong phòng thí nghiệm kéo dài 42 ngày với tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống tuần hoàn với nước biển nhân tạo có độ mặn thấp ở các nồng độ Mg khác nhau (10, 20, 40, 80 và 160 mg/L) cho thấy tỷ lệ sống ở lô có hàm lượng Mg 10 ppm (mg/L) thấp hơn so với các lô khác một cách có ý nghĩa (Roy et al. 2007b). Hàm lượng Mg càng tăng thì tỷ lệ sống càng tăng nhưng không khác biệt nhiều.

Thí nghiệm kéo dài 4 tuần với việc bổ sung Mg và K vào nước nuôi tôm độ mặn thấp giúp tăng tỉ lệ sống so với lô đối chứng không bổ sung khoáng chất (Davis et al. 2005). Ở Tây Alabama, chúng tôi khuyến cáo người nuôi nên nâng mức Mg trong ao nuôi độ mặn thấp lên mức tối thiểu bằng 25% so với hàm lượng Mg trong nước biển. Điều này có nghĩa là họ phải nâng Mg lên 25 – 50 mg/l, tùy thuộc vào độ mặn và hàm lượng ion trong từng ao nuôi cụ thể. Sẽ rất tốt nếu Mg được nâng lên 100% so với hàm lượng Mg ở độ mặn nhất định (Davis et al. 2004), tuy nhiên, vì hàm lượng Mg trong nước ở Alabama ban đầu rất thấp nên chi phí nâng cao Mg bằng K-Mag® (chỉ 10.5% Mg) sẽ rất tốn kém.

 





Hết phần 1, đón đọc tiếp nội dung phần 2,  tại đây
 

Nguồn:
Roy, L.. and A. Davis. 2010. Requirements for the culture of the Pacific white shrimp Litopenaeus vannamei, reared in low salinity waters: water modification and nutritional strategies for improving production. En: Cruz-Suárez, L.E., Ricque-Marie, D., Tapia-Salazar, M., Nieto-López, M.G., Villarreal-Cavazos, D. A., Gamboa- Delgado, J. (Eds), Avances en Nutrición Acuícola X - Memorias del X Simposio Internacional de Nutrición Acuícola, 8-10 de Noviembre, San Nicolás de los Garza, N. L., México. ISBN en trámite. Universidad Autónoma de Nuevo León, Monterrey, México, pp. 61-78.
 
Lược dịch: Huỳnh Thị Bích Thinh – Vinhthinh Biostadt


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi