FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGBIO BL RACEWAYMAGKA POWERCANMAGKHOÁNG TẠT VI SINHMIZUPHOR POWERCLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚIESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGFANTAI TCCA - CHITA TCCAGiống tôm thẻ chân trắng VTBHWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

VI BÀO TỬ TRÙNG EHP GÂY BỆNH CHẬM LỚN TRÊN TÔM

 

EHP là gì?

Enterocytozoon hepatopanaei (EHP) là một loại ký sinh thuộc nhóm vi bào tử trùng được mô tả đặc điểm và đặt tên theo đối tượng gây bệnh là tôm sú Penaeus monodon ở Thái Lan vào năm 2009 (Tourtip et al. 2009. J. Invertebr. Pathol. 102: 21-29).

EHP được phát hiện ở tôm chậm lớn nhưng người ta chưa xác định được mối liên quan giữa nó đến hiện tượng tôm chậm lớn.

EHP được phát hiện trong gan tụy tôm (HP) và hình thái giống với một loài vi bào tử trùng khác đã được báo cáo trong HP của tôm he Penaeus japonicas ở Úc vào năm 2001.

Tổng hợp lại các nghiên cứu cho thấy EHP không phải là một tác nhân gây bệnh ngoại lai. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng EHP cũng có thể lây nhiễm cho tôm thẻ Penaeus vannamei được nhập vào Châu Á và con đường lây nhiễm trực tiếp từ tôm sang tôm qua đường tiêu hóa (Tangprasittipap et al. 2013. BMC Vet Res. 9:139).

Điều này khác với loài vi bào tử trùng phổ biến được báo cáo trước đây trên tôm bông, việc lây nhiễm cần một loài cá làm vật chủ trung gian, như vậy chỉ cần loại bỏ loài cá này ra khỏi hệ thống nuôi là có thể ngăn chặn được sự lan truyền bệnh.

Tại sao EHP lại đáng quan tâm?

Theo đánh giá của người nuôi mặc dù EHP không làm tôm chết, nhưng sẽ gây ra hiện tượng chậm lớn đối với tôm thẻ. Do đó, chúng tôi khuyến cáo người nuôi ở châu Á cần theo dõi EHP trên tôm thẻ (P. vannamei) và tôm sú (P. mondon), cả với giống  tôm bố mẹ và tôm post (PL).

Tuy nhiên, các cảnh báo đã không được chú ý vì sự tập trung đều hướng về hội chứng tôm chết sớm (EMS) hoặc bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND).

Các nhà khoa học lo ngại rằng sự thiếu quan tâm đến EHP có thể sẽ dẫn đến EHP tích tụ trong hệ thống nuôi và sự lây lan của nó bị vấn đề EMS/AHPND che lấp do tôm bị chết bởi các bệnh này trước khi tình trạng tôm chậm lớn do EHP bị phát hiện. Họ cũng sợ rằng các giải pháp cho vấn đề EMS/AHPND có thể sẽ thúc đẩy vấn đề tôm chậm lớn lây lan mạnh. Điều này thực tế có lẽ đã xảy ra trong khoảng một năm qua.

Các nhà khoa học đánh giá rằng EHP đã bùng phát rộng rãi ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Gần đây, họ cũng đã nhận được các mẫu PCR dương tính EHP từ tôm chậm lớn ở Ấn Độ. Như vậy có thể nói EHP là một vấn đề cấp thiết cần được nhanh chóng kiểm soát.
 
Làm sao kiểm soát EHP trên diện rộng

Các phương pháp như PCR lồng và phương pháp LAMP được sử dụng để xác định EHP trong phân của tôm bố mẹ và trong tôm thịt (Tangprasittipap et al. 2013. BMC Vet Res. 9:139; Suebsing et al. 2013. J Appl Microbiol 114: 1254-1263).

Tác nhân gây bệnh cũng được phát hiện dưới kính hiển vi quang học sử dụng tiêu cự 100x với các phần mô HP hoặc mẫu phết HP. Phương pháp dựa trên việc tìm ra các bào tử EHP rất nhỏ (chiều dài < 1 micron) và đôi khi chỉ được tạo ra với số lượng nhỏ, ngay cả trong các mẫu của tôm bị nhiễm bệnh nặng. Vì vậy, phương pháp PCR là lựa chọn đáng tin cậy.

Các nhà khoa học đưa ra số liệu cho thấy hầu hết tôm thẻ chân trắng dòng bố mẹ SPF nhập khẩu vào Thái Lan đều âm tính với EHP nhưng chúng thường nhiễm bệnh từ cơ sở tôm bố mẹ và sản xuất tôm giống do an toàn sinh học không được đảm bảo.

Sử dụng thức ăn sống như giun tơ, nghêu,…để nuôi tôm bố mẹ, là lỗi nghiêm trọng dẫn đến mất an toàn sinh học.

Có nhiều dữ liệu khoa học cho thấy một số giun tơ từ nguồn địa phương và nhập khẩu ở Châu Á cho kết quả PCR dương tính với vi khuẩn AHPND và EHP. Tuy nhiên, cũng có khả năng một số lô tôm bố mẹ được dán nhãn SPF dương tính với EHP, bởi xét nghiệm EHP đối với mẫu tôm bố mẹ SPF là không bắt buộc.

Vấn đề này có thể được khắc phục bằng cách đưa thêm xét nghiệm EHP vào danh sách bắt buộc cho giống tôm SPF của nhà cung cấp và cơ quan kiểm dịch. Phương pháp PCR lồng có thể được sử dụng để kiểm tra sự hiện diện của EHP trong phân của tôm bố mẹ.

Cách tốt nhất để tránh EHP là không sử dụng thức ăn sống (ví dụ: giun tơ sống, nghêu, hàu,…) làm thức ăn cho tôm bố mẹ. Nếu sử dụng thức ăn sống thì nên đông lạnh trước khi sử dụng vì điều này ít nhất sẽ tiêu diệt vi khuẩn AHPND và EHP.

Tốt hơn là thanh trùng (ở 70oC trong 10 phút) vì nó cũng sẽ tiêu diệt virus gây hại tôm (mà đông lạnh không làm được). ngoài ra, sử dụng chiếu xạ gamma cho thức ăn đông lạnh.

Cách kiểm soát EHP trong trại giống

Vi khuẩn EHP và AHPND được tìm thấy trong tôm bố mẹ ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và các mẫu giun tơ sống được sử dụng để nuôi tôm bố mẹ. Nếu tôm post đem về trại giống phát triển chậm hơn so với dự kiến thì có thể nghi ngờ đã bị nhiễm EHP.

Do đó, đầu tiên cần đảm bảo các cơ sở nuôi tôm bố mẹ và sản xuất giống phải SẠCH! Để đạt được mục tiêu này, chuyển hết tôm ra khỏi trại giống để vệ sinh bằng dung dịch NaOH 2,5% ( 25g NaOH/l), để yên 3 giờ để tiêu diệt mầm bệnh.

Áp dụng phương pháp tiệt trùng này cho tất cả các thiết bị, bộ lọc, hồ chứa và đường ống. Sau đó cả hệ thống được rửa sạch để loại bỏ NaOH và phơi khô trong 7 ngày. Trước khi sử dụng hệ thống cần được rửa lại bằng Clo đã acid hóa (200 ppm ở pH < 4.5).

Vấn đề tiếp theo là tôm bố mẹ. Một số tôm bố mẹ SPF cho kết quả xét nghiệm PCR dương tính với EHP nhưng âm tính đối với AHPND. Do đó, tôm bố mẹ SPF cũng cần được kiểm tra EHP trước khi được đưa vào cơ sở nuôi tôm bố mẹ và sản xuất giống.

Các nhà khoa học ở Thái Lan cho biết tôm bố mẹ nuôi tại địa phương từ nguồn SPF ban đầu không có EHP nhưng lại cho thấy mức độ nhiễm EHP rất phổ biến. Do đó, cần kiểm tra EHP từ dịch chiết DNA từ phân tôm bố mẹ bằng phương pháp PCR. Tiến hành kiểm tra trên mô HP để xác định tình trạng nhiễm khi không còn sử dụng lô tôm bố mẹ đó.

Cách kiểm soát EHP trong ao nuôi

Đối với người nuôi, có 2 vấn đề chính cần đối mặt. Thứ nhất, đảm bảo rằng tôm giống được sử dụng để thả vào ao không bị nhiễm EHP. Điều này có thể thực hiện với xét nghiệm PCR. Nếu DNA lấy từ tôm giống để kiểm tra vi khuẩn AHPND bằng PCR thì một phần của mẫu DNA này có thể sử dụng để kiểm tra EHP. Người nuôi không nên sử dụng các lô tôm giống dương tính với một trong hai mầm bệnh này.

Vấn đề thứ hai là việc chuẩn bị ao giữa các vụ nuôi, đặc biệt là khi một ao nuôi trước đây bị nhiễm EHP. EHP có thành bào tử dày và không dễ bị bất hoạt. Ngay cả hàm lượng Clo cao cũng không tác dụng. Ngoài ra, các vật chủ trung gian trong môi trường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Cả EHP và vật chủ trung gian có thể vẫn còn trong ao sau khi thu hoạch, do đó cần đảm bảo loại bỏ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.

Để khử trùng ao nuôi có bào tử EHP, sử dụng CaO (các loại vôi sống hoặc vôi nóng) với liều 6 tấn/ha. Xới đáy ao 10-12 cm, rải vôi và làm ẩm để hoạt hóa vôi. Sau đó để một tuần trước khi phơi khô hoặc đưa nước vào. Lúc này pH của đất có thể tăng lên 12 hoặc cao hơn trong một vài ngày, sau đó sẽ trở lại mức bình thường do quá trình hấp thụ CO2 để tạo thành CaCO3.

Một cảnh báo đặc biệt cho Mexico

Có thông tin cho rằng sự bùng phát của AHPND ở Mexico bắt nguồn từ tôm bố mẹ nhập khẩu tiểu ngạch từ châu Á để sản xuất tôm giống. Nếu thông tin này là sự thật, với tỷ lệ nhiễm EHP cao ở Châu Á, rất có thể tôm nhập khẩu cũng đã bị nhiễm EHP.

Do đó, điều cấp bách là các cơ quan kiểm dịch Mexico phải kiểm tra các mẫu DNA để phát hiện AHPND và EHP bằng PCR từ các mẫu tôm hiện tại và mẫu lưu trữ. Việc phát hiện mầm bệnh còn xác nhận giả thuyết đặt ra trước đó rằng vi khuẩn AHPND du nhập vào từ châu Á.

Tiến hành các biện pháp phòng ngừa kịp thời hoặc tiếp tục giám sát chặt chẽ các mẫu tôm nhập khẩu còn ngăn chặn sự xâm nhập của các ký sinh ngoại lai vào Mexico và các quốc gia khác ở Châu Mỹ.


Nguồn: Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) | Disease guide | The Fish Site

Lược dịch bởi: KS.Trần Ngọc Trang - Vinhthinh Biostadt Group


 


VINHTHINH BIOSTADT
CUNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH & GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH CHẬM LỚN

 
1.Cung cấp tôm giống thẻ chân trắng SẠCH BỆNH – LỚN NHANH – KHỎE MẠNH. Tất cả các lô tôm giống đưa ra thị trường đều được kiểm tra nhiều lần ở các giai đoạn khác nhau và cam kết:
  • Không nhiễm bệnh vi bào tử trùng gây bệnh chậm lớn (EHP)
  • Không nhiễm bệnh gan tụy (EMS) và đốm trắng
  • Không sử dụng kháng sinh trong quá trình sản xuất. 

2.Chuyển giao mô hình ương vèo và nuôi 3 giai đoạn với qui trình phòng bệnh 60 ngày nuôi đầu sẽ giúp khách hàng kiểm soát được dịch bệnh EHP, gan tụy, phân trắng tốt hơn trong suốt quá trình nuôi. Khách hàng tham gia chương trình sẽ được chính sách ưu tiên về tôm giống dịch vụ kỹ thuật và bảo hành về tôm giống không nhiễm EHP và tăng trưởng của tôm trọng 60 ngày đầu, ngoài ra được tích lũy điểm thưởng đỗi sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất 

3.Cung cấp các dịch vụ xét nghiệm và tư vấn kỹ thuật cho Người nuôi trong suốt quá trình nuôi tôm để phòng bệnh từ sớm



Chuyên viên kỹ thuật Vinhthinh Biostadt kiểm tra chất lượng nước và tôm cho Người nuôi bằng thiết bị cảm biến vật lý - hóa học của Đức và thiết bị kiểm tra chất lượng tôm từ Canada
 

Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi