" Bài báo này đưa ra vấn đề làm sao để nuôi tôm thành công với nước có độ mặn thấp. Họ diễn giải và đi đến nhận định bổ sung thêm khoáng chất để có một nguồn nước tương tự nước biển. Người nuôi có thể sử dụng nguồn nước ngọt, nước hơi lợ, nước giếng khoan hay muối hạt để điều chỉnh độ mặn. Công việc cần thiết phải thực hiện là phân tích mẫu nước để xác định nguồn nước đó đủ thiếu các thành phần ion thế nào, để dựa trên đó bổ sung cho phù hợp.
Khuyến cáo là:
1. Khi người nuôi sử dụng nước có độ mặn thấp thì việc bổ sung khoáng định kỳ rất quan trọng và cần thiết.
2. Khi bắt đầu vụ nuôi, sau khi đã phân tích mẫu nước và xác định được lượng một (vài) ion nào đó cần bổ sung thêm và trong trường hợp người nuôi không biết hoặc không tiếp cận được với nguồn nguyên liệu phù hợp thì có thể dựa trên thành phần khoáng của các sản phẩm công ty tính toán ra lượng sản phẩm cần bổ sung vào để đáp ứng thành phần nguồn nước ban đầu"
Nuôi tôm trong đất liền
Nuôi tôm trong đất liền (inland shrimp culture, hay đồng nghĩa với thuật ngữ nuôi tôm sử dụng nước có độ mặn thấp) là một mô hình quan trọng ở Thái Lan, chiếm khoảng 30% sản lượng cả nước (Fast và Menasveta, 2000). Tôm được nuôi với nước có độ mặn 2-5‰, do trộn nước từ 2 nguồn nước muối (nước biển bốc hơi một phần) và nước ngọt.
Mô hình nuôi tôm ở độ mặn thấp đã thành công ở Thái Lan và đang được phát triển ra các quốc gia khác như Ecuador, Brazil, Mỹ…(Scarpa., 1998; Samocha và cs., 2001; Nunes và Lopez, 2001), trong đó sử dụng nguồn nước mặn là từ các giếng khoan (Boyd, 2001). Một số người nuôi còn tạo độ mặn bằng cách trộn nước ngọt với muối hạt hoặc nước muối.
Nuôi tôm với độ mặn thấp chiếm 30% sản lượng tôm ở Thái Lan. Mô hình còn phổ biến ở nhiều quốc gia nh Ecuador, Brazil, Mỹ.
Thành phần ion của nước và tỷ lệ tôm chết
Vấn đề chính của nuôi tôm trong đất liền là tỷ lệ chết cao ở giai đoạn mới chuyển tôm vào nước có độ mặn thấp và tỷ lệ sống thấp trong quá trình nuôi. Một số nơi ở Ecuador gặp vấn đề trên đã gửi mẫu nước tới trường Đại học Auburn (Alabama, Mỹ) để phân tích. Các mẫu nước thường có nồng độ kali thấp hơn 10 mg/l. Ở những trường hợp đó bổ sung muối KCl (dạng làm phân bón) để nâng nồng độ kali lên 50 mg/l sẽ cải thiện đáng kể tỷ lệ sống của tôm.
Sự khác biệt về thành phần ion
Cho tới nay ở Thái Lan chưa có báo cáo về hiện tượng tôm chết vì thành phần ion của nước không phù hợp, do người nuôi dùng nguồn nước muối pha thành nước ao nuôi có độ mặn thấp. Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy chất lượng nguồn nước giếng khoan khu vực nuôi tôm trong đất liền ở Alabama (Mỹ) biến động khá lớn về thành phần ion mặc dù các giếng tương đối gần nhau (Boyd và Brown, 1990). Như vậy hoàn toàn có thể giả định rằng tôm cần nguồn nước với một biên độ nhất định về nồng độ các ion chính (bicarbonate, carbonate, sulphate, chloride, canxi, magie, kali, natri).
Đo độ mặn tại ao nuôi ở Thái Lan
Kiểm tra sự khác biệt của các ion
Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể được áp dụng để xác định nồng độ các ion chính trong nguồn nước ao nuôi tôm trong đất liền (Laramore và cs., 2001). Tuy nhiên, trước khi thiết lập được nhu cầu của tôm về các ion một cách khoa học như vậy thì có thể áp dụng một phương pháp đơn giản hơn dự đoán sự không phù hợp của nguồn nước bằng cách so sánh thành phần ion của nguồn nước đó với những nguồn nước khác thực tế đã nuôi được tôm.
Mục tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu dưới, được thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức Phát triển Quốc tế của Mỹ, các tác giả đã so sánh nồng độ ion của nước ao nuôi trong đất liền, ao nuôi gần bờ biển, các nguồn nước mặn hoặc pha từ muối dùng để nuôi tôm của 4 quốc gia: Thái Lan, Ecuador, Brazil và Mỹ. Ở Thái Lan, không phát hiện bất cứ trường hợp ao nuôi nào có vấn đề về thành phần ion.
Thu thập mẫu
Mẫu nước của 8 ao nuôi trong đất liền và 17 giếng khoan ở Ecuador được lấy trong tháng 5, 2001. Ngoài ra 12 mẫu nước lợ và 3 mẫu muối được lấy từ các khu vực làm muối.
Ở Thái Lan, các mẫu được lấy như sau: 16 mẫu nước ao nuôi gần bờ biển khu vực vịnh Thái Lan giữa Nakon Sri Thammarat và Rannot, 23 mẫu nước ao nuôi trong đất liền khu vực Rungsit, Chachoengsao, Bang Pakong, Ratchaburi và Samut Songkhram. Bên cạnh đó còn có 9 mẫu nước lợ và 3 mẫu muối.
Ở Mỹ, mẫu được lấy từ 8 giếng khoan và 11 ao nuôi vùng Alabama trong tháng 5 và tháng 11, 2001.
Phân tích mẫu
Các ion trong mẫu nước được phân tích theo quy trình đề xuất bởi Clesceri và cs. (1998): canxi (chuẩn độ bằng dung dịch EDTA với thuốc thử Eriochrome Black-T), magie (chuẩn độ bằng dung dịch EDTA với thuốc thử Murexide), kali và natri (quang phổ hấp thu nguyên tử), bicarbonate và carbonate (chuẩn độ bằng acid sulphuric), sulphate (đo độ đục với barium chloride). Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế, độ dẫn điện riêng được đo bằng thiết bị đo. Tổng chất rắn hòa tan của mẫu nước có hàm lượng muối cao không thể được xác định một cách chính xác vì muối vẫn giữ một lượng nước nhất định trong quá trình bốc hơi nước để phân tích chỉ tiêu này (Stickland và Parsons, 1972; Brown và cs., 1989). Khoảng 95-99% tổng chất rắn hòa tan của mẫu nước lợ là đóng góp của các ion chính. Vì vậy tổng nồng độ của các ion chính được dùng để ước lượng chỉ tiêu tổng chất rắn hòa tan (Boyd, 2000).
Kết quả
Nồng độ ion
Tổng nồng độ của các ion chính và nồng độ của các ion, ngoại trừ bicarbonate và carbonate, trong các mẫu nước ao nuôi gần bờ biển xấp xỉ bằng một nửa giá trị các chỉ tiêu này trong nước biển (Bảng 1 và 2). Chỉ một vài mẫu phát hiện carbonate vì rất ít mẫu có pH lớn hơn 8,3. Vì vậy để thuận tiện, trong bài báo này, chỉ tiêu bicarbonate đại diện cho tổng carbonate và bicarbonate.
Bảng 1: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các chỉ tiêu độ mặn, tổng chất rắn hòa tan, độ dẫn điện riêng của các mẫu nước ao nuôi trong đất liền, gần bờ biển, nước giếng khoan và nước lợ. Giá trị trung bình của nước biển được dùng để tham khảo
1 Nguồn: Goldberg (1963)
Bảng 2: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng dao động (trong ngoặc đơn) nồng độ các ion trong nước ao nuôi gần bờ biển, trong đất liền ở Thái Lan, Ecuador và Alabama. Giá trị trung bình của nước biển được dùng để tham khảo
1 Nguồn: Goldberg (1963)
Tổng chất rắn hòa tan
Nuôi tôm trong đất liền ở Thái Lan, Ecuador, Alabama được thực hiện với nguồn nước ít muối khoáng hơn so với nuôi tôm gần bờ biển ở Thái Lan (Bảng 2). Giá trị trung bình của tổng chất rắn hòa tan của nguồn nước gần bờ biển là 18539 mg/l, trong khi đó nguồn nước trong đất liền chỉ vào khoảng 3888-8739 mg/l.
Nồng độ bicarbonate của 2 nguồn nước xấp xỉ nhau. Các ao nuôi trong đất liền ở Ecuador có nồng độ canxi cao hơn các ao gần bờ biển. Còn lại nồng độ các ion của nguồn nước gần bờ biển đều cao hơn trong đất liền. Mức độ dao động về giá trị nồng độ các ion đều khá lớn.
Các ao nuôi trong đất liền ở Alabama có nồng độ tổng chất rắn hòa tan tương tự như nguồn nước ở Thái Lan, tuy nhiên nồng độ các ion magie, kali và sulphate lại thấp hơn nhiều. Nguồn nước trong đất liền ở Ecuador có tổng chất rắn hòa tan và nồng độ các ion canxi, magie, natri và chloride cao hơn ở Thái Lan và Alabama.
Nguồn nước ngầm
Nước ngầm ở Ecuador có nồng độ muối khoáng cao hơn ở Alabama, nhưng thấp hơn nước biển và nước trong ao nuôi gần bờ biển Thái Lan (Bảng 1). Giá trị tổng chất rắn hòa tan và nồng độ các ion của các giếng khoan có độ biến động khá lớn và nồng độ các ion trong nước ngầm ở Ecuador có xu hướng cao hơn so với ở Alabama (Bảng 3).
Nguồn nước ngầm ở Alabama đặc biệt có nồng độ kali, magie và sulphate khá thấp khi so với nguồn nước ở Ecuador. Các ao nuôi trong đất liền sử dụng nguồn nước ngầm đó cũng có nồng độ kali, magie và sulphate thấp (Bảng 2).
Bảng 3: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng dao động (trong ngoặc đơn) nồng độ các ion (mg/l) trong nước giếng dùng cho các ao nuôi trong đất liền
Bảng 4: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nồng độ các ion (mg/l) trong nước mặn ở các ao chứa nước biển đã bốc hơi nước một phần.
Nước muối
Nước muối ở Ecuador có nồng độ cao hơn so với Thái Lan (Bảng 1). Điều này có thể là do mẫu nước muối ở Thái Lan được lấy vào đầu mùa mưa, nên có thể đã bị pha loãng bởi nước mưa. Ở Thái Lan, việc sử dụng nước muối với độ mặn 150-250 ppt cho các ao nuôi trong đất liền khá phổ biến. Bảng 4 cũng cho thấy nồng độ của từng ion trong nước muối ở Ecuador cao hơn so với Thái Lan.
Muối hạt
Muối hạt ở Ecuador và Thái Lan có nồng độ các ion khác nhau (Bảng 5). Các mẫu từ Ecuador có nồng độ kali, magie, bicarbonate và sulphate thấp hơn mẫu từ Thái Lan, trong khi nồng độ các ion còn lại cao hơn. Muối ở Ecuador được chế biến phục vụ nhu cầu sử dụng cho con người nên tối ưu hóa hàm lượng natri chloride, trong khi đó muối ở Thái Lan được làm để nuôi tôm trong đất liền.
Bảng 5: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nồng độ các ion (mg/l) trong muối hạt.
Đo độ mặn
Độ mặn của nước ao nuôi thường được đo bằng khúc xạ kế. Vì dụng cụ đo này không chính xác ở nồng độ muối thấp 0-5 ppt, nên Boyd (2002) đã đề xuất phương pháp thay thế là đo độ dẫn điện riêng để đánh giá mức độ khoáng hóa của nước ao nuôi trong đất liền.
Cả độ mặn và độ dẫn điện riêng đều có thể được dùng để ước lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS), tuy nhiên mối tương quan của độ dẫn điện riêng và TDS tốt hơn (Bảng 6a, 6b). Dữ liệu từ các ao nuôi trong đất liền ở Thái Lan cho thấy có thể nuôi tôm thành công với nguồn nước có độ dẫn điện riêng trung bình và thấp nhất tương ứng là 5000 và 1700 µhos/cm.
Mức độ khoáng hóa
Các ao nuôi gần bờ biển có nồng độ muối cao hơn, nên có thể dùng khúc xạ kế đo độ mặn. Đôi khi độ mặn trong nước muối quá cao, không thể dùng khúc xạ kế để đo cũng như dùng thiết bị khác để đo độ dẫn điện. Ở Thái Lan, người ta thường dùng dụng cụ đo tỷ trọng để xác định nồng độ muối.
Tỷ lệ của các ion chấp nhận được
Nước biển hiển nhiên có tỷ lệ hợp lý giữa các ion chính áp dụng cho nuôi tôm nước mặn. Những nguồn nước khác, nước muối, muối hạt có thể so sánh với nước biển để đánh giá khả năng ứng dụng này.
Để thực hiện so sánh, cần tính được mức độ đóng góp vào tổng chất rắn hòa tan của từng ion trong mẫu nước (Sturm, 1980), bằng cách lấy nồng độ của ion đó (g/m3) chia cho TDS (kg/m3). Chẳng hạn nước biển chứa 34462 g/m3 hay 34,462 kg/m3 TDS. Nồng độ canxi trong nước biển là 400 g/m3, đóng góp của canxi trong TDS sẽ là: 400 g Ca/m3 : 34,462 kg TDS/m3 = 11,6 g Ca/kg TDS.
Bảng 6a: Phương trình hồi quy tính tổng chất rắn hòa tan (Y, mg/l) từ độ mặn (X, ppt)
**Có ý nghĩa với P = 0,01
Bảng 6b: Phương trình hồi quy tính tổng chất rắn hòa tan (Y, mg/l) từ độ dẫn điện riêng (X, µhos/cm)
**Có ý nghĩa với P = 0,01
Tỷ lệ của các ion (Bảng 7a, 7b) thể hiện một số tương quan rất đáng chú ý. Sự đóng góp của từng ion cho tổng chất rắn hòa tan tương đối ổn định với nước biển và nước ao nuôi gần bờ biển. Điều này đúng cho các ao lấy nước từ kênh nối trực tiếp với biển và ao trong vòng bán kính 2 km từ bờ biển. Nước biển được pha loãng với nước ngọt và chủ yếu là nước biển cung cấp các chất hòa tan nên tỷ lệ các ion ít thay đổi. Tỷ lệ bicarbonate của nước ao nuôi cao hơn một chút có thể là do người nuôi đã sử dụng vôi để nâng độ kiềm.
Bảng 7a: Đóng góp của từng ion vào hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (g ion/kg TDS) của nước biển, nước ao nuôi gần bờ biển và trong đất liền
1 Nguồn: Goldberg (1963)
Bảng 7b: Đóng góp của từng ion vào hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (g ion/kg TDS) của nước giếng khoan, nước muối và muối hạt
1 Nguồn: Goldberg (1963)
Canxi và bicarbonate
Sự đóng góp của canxi và bicarbonate vào TDS đối với nguồn nước ao tôm trong đất liền nhiều hơn đáng kể so với nước biển và nước ao nuôi gần bờ biển (Bảng 7a). Nguyên nhân của sự khác biệt này là do nước mặt và nước giếng khoan thường có hàm lượng bicarbonate cao hơn nước biển, và thường trong nước ngọt tỷ lệ canxi trong TDS cao hơn trong nước biển (Hem, 1970; Boyd, 2000).
Người nuôi thường bón vôi để tăng nồng độ canxi và bicarbinate trong nước ao tôm trong đất liền. Tỷ lệ kali trong TDS của nước biển và nguồn nước gần bờ biển cao hơn so với nguồn nước trong đất liền. Sự khác biệt này của nước trong đất liền ở Thái Lan thấp hơn so với ở Ecuador và Alabama. Tỷ lệ sulphate trong TDS của nguồn nước trong đất liền ở Ecuador và Alabam thấp hơn so với nguồn nước này ở Thái Lan, nước biển và nguồn nước gần bờ biển.
Đóng góp của từng ion
Các mẫu nước muối ở Thái Lan và Ecuador có tỷ lệ các ion tương tự nhau, ngọai trừ mẫu ở Thái Lan có sulphate cao hơn và bicarbonate thấp hơn (Bảng 7). Tỷ lệ các ion trong các mẫu muối gần giống với nước biển, mặc dù canxi và bicarbonate thấp hơn so với nước muối. Sự khác biệt này không quá quan trọng với nước ao nuôi vì nước ngọt dùng để pha cùng nước muối sẽ bổ sung thêm canxi và bicarbonate, hoặc trong vụ nuôi, người nuôi dùng vôi để nâng kiềm và canxi.
Nguồn nước giếng khoan có tỷ lệ canxi và bicarbonate trong TDS cao hơn so với nước biển (Bảng 7), trong khi kali và sulphate lại thấp hơn. Điều này giải thích tại sao nước ao nuôi trong đất liền ở Alabama và Ecuador vốn được bổ sung thêm nước giếng khoan có tỷ lệ kali và sulphate trong TDS thấp hơn so với nước biển.
Mẫu muối hạt ở Ecuador có thành phần chủ yếu là natri và chloride (Bảng 7). Do đó nếu nước ao với độ mặn thấp được chuẩn bị bằng cách pha muối này với nước ngọt sẽ có tỷ lệ ion khác với nước biển. Nước ao sử dụng muối pha ở Thái Lan sẽ có hàm lượng canxi và magie thấp hơn so với nước biển.
Tỷ lệ của các ion thích hợp
Dữ liệu trình bày trong Bảng 7 cho thấy việc phối trộn nước muối (nước biển cô đặc) với nước ngọt là cách thức phù hợp nhất để tạo ra nguồn nước có độ mặn thấp dùng cho nuôi tôm. Thành công với cách làm này ở Thái Lan là một minh chứng rất rõ ràng.
Trong quá trình bốc hơi nước, nước muối giữ được tỷ lệ các ion tương tự nước biển khi độ mặn không vượt quá 250.000 mg/l. Khi độ mặn cao hơn, một số muối trong nước muối sẽ kết tủa, làm cho tỷ lệ các ion thay đổi (Sturm, 1980).
Nước muối với độ mặn khoảng 200.000 mg/l là lý tưởng dùng cho nuôi tôm trong đất liền. Nước muối ở độ mặn này sẽ giảm thể tích và chi phí vận chuyển, trong khi đó vẫn giữ được tỷ lệ các ion phù hợp. Nước muối pha từ muối hạt có thành phần có thể khác với nước biển, nên cần được phân tích thành phần trước khi ứng dụng.
Muối hạt có thể không phù hợp hoặc cần điều chỉnh, bổ sung mới có thể dùng pha nước có độ mặn thấp cho nuôi tôm trong đất liền. Chẳng hạn, muối hạt ở Ecuador chủ yếu là natri và chloride nên không phù hợp. Mặt khác muối hạt ở Thái Lan, mặc dù hàm lượng canxi và magie hơi thấp nhưng cũng có thể dùng được. Khi pha muối với nước ngọt, nước ngọt sẽ bổ sung thêm 2 ion này. Ngoài ra trong vụ nuôi người nuôi có thể dùng dolomite, để nâng kiềm đồng thời cũng làm tăng nồng độ 2 ion này. Trong thực tế, người nuôi ở Thái Lan vẫn dùng muối hạt để duy trì độ mặn cho những ao nuôi ban đầu dùng nước muối pha.
Nồng độ ban đầu có thể thay đổi
Độ mặn và nồng độ của các ion trong nước ao sau khi pha nước ngọt với nước muối, nước giếng khoan hoặc muối hạt có thể tính toán được. Tuy nhiên nồng độ ban đầu này có thể thay đổi vì một vài nguyên nhân. Nước mưa hoặc nước thấm vào ao sẽ làm nồng độ các ion giảm xuống. Quá trình này làm giảm độ mặn, và quan trọng hơn là làm giảm tỷ lệ các ion do nước mưa và nước thấm vào ao có hàm lượng các ion khá thấp (Boyd, 2000).
Dữ liệu nguồn nước giếng khoa ở Alabama và Ecuador cho thấy làm lượng canxi và bicarbonate khá cao do hiện tượng bão hòa CO2. Khi nguồn nước này được chứa trong ao nuôi hoặc các ao hồ hở khác, CO2 trong nước sẽ được cân bằng lại với trong không khí, dẫn đến kết tủa carbonate canxi. Điều này làm cho tỷ lệ canxi và bicarbonate trong TDS giảm xuống.
Các tương tác với nền đáy ao
Tương tác với nền đáy ao cũng có thể làm thay đổi thành phần nước ao có độ mặn thấp. Lớp chất hữu cơ hoặc đất sét ở đáy ao có thể tích điện âm, có thể tham gia vào quá trình trao đổi các cation (ion tích điện dương), thiết lập một cân bằng cation mới giữa nước ao và nền đáy (Boyd, 1995). Quá trình trao đổi cation này chịu ảnh hưởng bởi một số tác động như khả năng trao đổi của nền đáy, nồng độ các ion trong nước, pH, mức độ đảo trộn của nước ao.
Quá trình trao đổi cation có thể ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ các ion. Lấy ví dụ, quá trình trao đổi này có thể diễn ra với độ sâu nền đáy tới 15 cm (Boyd và Cuenco, 1980), và lớp nền đáy này có khối lượng chất khô khoảng 150 kg/m2 (Munsiri và cs., 1995). Nếu nền đáy ao có khả năng trao đổi cation là 25 meq/100 g, nó có thể giữ được 37,5 eq cation/m2. Nếu mức nước ao là 1,5 m, con số này (khả năng trao đổi cation của nền đáy) sẽ tương đương với 25 eq cation/m3 hay vài trăm mg/l cation (25 eq cation/m3 = 304 mg magie/l, 501 mg canxi/l, 575 mg natri/l, 978 mg kali/l).
Nền đáy ao có thể mang tính acid, nên có thể trung hòa bicarbonate. Nền đáy ao cũng có thể chứa kết tủa của canxi, gypsum (CaSO4), hoặc những muối khác mà khi hòa tan sẽ làm tăng nồng độ các ion trong nước.
Sự thay đổi tỷ lệ các ion
Ví dụ về sự thay đổi tỷ lệ các ion trong nước ao nuôi có độ mặn thấp, so với nguồn nước dùng để pha là nước muối hoặc nước giếng khoan được thể hiện rõ ràng trong Bảng 7. Sự thay đổi nhiều nhất là tỷ lệ canxi và bicarbonate trong TDS trong nước ao ở Alabama và Ecuador so với nguồn nước giếng khoan. Ngược lại tỷ lệ bicarbonate trong TDS của nước ao ở Thái Lan lại cao hơn so với nước muối dùng để pha.
Giúp tôm thích nghi với độ mặn thấp là một công việc khó khăn. Ở Thái Lan, người nuôi thường bổ sung đủ nước muối vào các ao nuôi trong đất liền để tạo độ mặn ban đầu khoảng 5-6 ppt.
Kết luận
Vấn đề xác định tỷ lệ hợp lý của các ion trong nước ao nuôi có độ mặn thấp đã được giải quyết, nhưng bên cạnh đó còn có yêu cầu về nồng độ tối thiểu của một số ion. Chẳng hạn, tôm khó lột vỏ khi độ kiềm thấp hơn 50 mg/l (61 mg/l bicarbonate).
Người ta có thể nuôi tôm với nước có độ mặn 1 ppt hoặc thậm chí thấp hơn (Jory, 1999; Samocha và cs., 2001), nhưng quá trình thích nghi rất khó khăn. Ở Thái Lan, người nuôi thường bổ sung đủ nước muối vào các ao nuôi trong đất liền để tạo độ mặn ban đầu khoảng 5-6 ppt. Độ mặn sẽ giảm dần theo vụ nuôi và đến khi thu hoạch còn khoảng 1-2 ppt. Có thể bổ sung nước muối hoặc muối hạt khi độ mặn giảm xuống dưới 1-2 ppt.
Trong khi chưa xác định được một cụ thể nhu cầu của tôm đối với từng ion,có thể nhận định 5 ppt là độ mặn tối thiểu khi bắt đầu vụ nuôi. Đồng thời độ kiềm tối thiểu của nước ao là 75 mg/l (khoảng 90 mg/l bicarbonate) (Boyd và Tucker, 1998).
Nồng độ các ion khác có thể được tính từ quá trình pha loãng nước biển tới độ mặn 5 ppt (Bảng 8). Các hệ số ở Bảng 8 có thể được dùng để tính toán nồng độ tối thiểu của các ion ở các độ mặn khác (bằng cách lấy các hệ số đó nhân với độ mặn).
Có thể gia tăng nồng độ của các ion trong nước bằng cách sử dụng nguyên liệu. Những ion thường được quan tâm là bicarbonate, canxi, magie, kali và sulphate. Các nguyên liệu sử dụng đế tăng nồng độ ion: bicarbonate (độ kiềm)-vôi cho nông nghiệp hoặc dolomite; kali-muối KCl hoặc K2SO4, magie-dolomite (CaCO3xMgCO3) hoặc MgSO4, sulphate-K2SO4 hoặc MgSO4. Các nguyên liệu này đều rẻ và phổ biến.
Bảng 8: Hệ số dùng để tính toán nồng độ phù hợp của các ion trong nước ao nuôi tôm trong đất liền (theo độ mặn, bao gồm kết quả tính toán cho độ mặn 5ppt)
* ví dụ: Na (mg/l) = 304,5*độ mặn (ppt)
** độ kiềm không được nhỏ hơn 75 mg/l, tương ứng với 92 mg/l bicarbonate
Người nuôi đôi khi sử dụng nước giếng khoan có độ mặn thấp để thích nghi tôm. Nguồn nước này phải đảm bảo có nồng độ các ion phù hợp và không có sự kết tủa của các muối. Chẳng hạn kết tủa canxi carbonate xảy ra khi nước giếng có độ kiềm cao sẽ bám vào vỏ tôm, ảnh hưởng tới sự phát triển.
Một số nguồn nước giếng ở Ecuador có hàm lượng sắt và mangan lên tới 20-30 và 10-20 mg/l. Các ion này sẽ tạo kết tủa oxides và hydroxides gây hại cho tôm. Đối với những nguồn nước có thể xảy ra các quá trình kết tủa như vậy, người nuôi được khuyến cáo nên lấy nước vào ao để vài ngày để các kết tủa tạo ra lắng xuống trước khi thả tôm. Tác động cơ học như quạt nước cung cấp oxy góp phần đẩy nhanh quá trình kết tủa muối và thoát khí CO2. Ở hệ thống làm thuần độ mặn cho tôm, người nuôi nên lắp đặt bộ phận sục khí và lọc để loại bỏ kết tủa (Tucker, 1988).
Nguồn: Boyd, C.E., Thunjai, T., Boonyaratpalin, M. Dissolved salts in water for inland, low-salinity shrimp culture, Global Aquaculture Avocate, June 2002: 40-45.
Người lược dịch: KS.Nguyễn Thị Thúy Anh, Công ty CP CNSH Tiên Phong
Khoáng cao cấp của Vinhthinh Biostadt: Hơn 60 loại khoáng đa vi lượng - Đem nước biển tự nhiên vào ao nuôi
Khoáng mặn duy nhất trên thị trường - Hấp thu tốt hơn 15% so với khoáng thông thường
Phù hợp cho ao nuôi có độ mặn thấp < 10‰ và nuôi tôm mùa mưa.
Liên hệ nhân viên và đại lý của Vinhthinh Biostadt để được tư vấn!