FacebookZaloLinkedinYoutube
FacebookZaloLinkedinYoutube
CLINZEX DIỆN MẠO MỚIDIỆN MẠO MỚICHUỖI CUNG ỨNG VINHTHINH BIOSTADT HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGChế phẩm thảo dược tổng hợpENVOMIN - AQUAMIN - SUP PREMIX - ECO MINERALESOMAX - HOẠT CHẤT TINH DẦU KHÁNG SINH - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT BỆNH GAN TỤY VÀ PHÂN TRẮNGRa mắt sản phẩm mới Yucca VTB ZUCCA - QUILA YUCCA - TF ZUCCA - ECO ZUCCAKhoáng tạt cao cấpWOKOZIM TỐI ƯU HÓA MỌI GIẢI PHÁPTHUỐC TRỪ SÂU SINH HỌCuongveoVinhthinhbiostadtGiống tôm thẻ chân trắng VTBHSản phẩm Nông NghiệpWokozim đã được sử dụng trên 40 loại cây trồng và hơn 20 quốc gia trên thế giớiLiên doanh giữa Vinhthinh & tập đoàn Biostadt -Ấn ĐộVinhthinh Biostadt

10 mẹo đầu tiên cho qui trình nuôi tôm - Những điều cơ bản cần biết

Quy trình nuôi tôm không thật sự dễ dàng – nhưng hiểu đúng những điều cơ bản cần thiết có thể giữ cho các ao nuôi của bạn đạt được năng suất cao mà vẫn sạch bệnh.

Bởi Alune, ngày 14 tháng 12 năm 2020

Alune là một công ty dẫn đầu về công nghệ tài chính trong nuôi trồng thủy sản, làm việc trực tiếp với người nuôi, các nhà đầu tư và các đối tác công nghệ. Alune sử dụng các kiến thức chuyên môn về nuôi trồng thủy sản nội bộ, quy trình quản trị rủi ro toàn phần và các mối quan hệ hợp tác giữa người nuôi với các đối tác để giúp họ đạt được mục tiêu đề ra.

Quy trình nuôi tôm đòi hỏi phải thực hiện hàng trăm hoạt động khác nhau mỗi ngày. Khi Alune có cơ hội được học hỏi, cùng làm việc và thiết kế các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOPs) và tích hợp các giải pháp dữ liệu cho các trang trại trên khắp đất nước Indonesia, Chúng tôi đã lưu trữ một được một danh sách bao gồm các mẹo/lời khuyên hàng đầu của riêng chúng tôi. Một trong số các bạn có thể biết nhưng đối với một số bạn khác, chúng tôi hy vọng sẽ là những lời khuyên mới hữu ích cho quy trình vận hành trang trại nuôi tôm của các bạn.

1. Khử trùng tất cả mọi thứ

Khử trùng là một bước quan trọng để cung cấp một môi trường sạch bệnh cho tôm nuôi. Trước khi quá trình thả giống được bắt đầu, điều quan trọng nhất là phải khử trùng tất cả các lĩnh vực có liên quan trong trang trại nuôi – chính bản thân các ao nuôi, tất cả các trang thiết bị và môi trường nước thả nuôi – để đảm bảo rằng tất cả các mầm bệnh đã được loại bỏ hoàn toàn và giảm thiểu tối đã các nguy cơ nhiễm bệnh.

Dưới đây là trình tự bắt đầu:

Khử trùng ao nuôi và các trang thiết bị

Đầu tiên, vệ sinh ao và các trang, thiết bị bằng vòi xịt cao áp có chứa chất khử trùng. Chất khử trùng nên sử dụng TCCA (axit trichloroisocyanuric), 10 ppm và natri hypoclorit, 30 ppm. Xem thêm thông tin trong bảng dưới để biết về thời gian phơi nhiễm và nồng độ hóa chất nên dùng khi áp dụng phương pháp khử trùng bằng Clo.


Hình 1: Đề xuất thời gian phơi nhiễm và nồng độ hóa chất khi áp dụng phương pháp 


Sau khi khử trùng, tiến hành cọ rửa lớp bạt trong ao để đảm bảo rằng lớp màng sinh học đã được nâng lên. Sau đó, loại bỏ tất cả lượng bùn còn sót lại ở trong quy trình nuôi lần trước vì đây là nguồn phát sinh các loại mầm bệnh và có chứa các thành phần nguy hại. Nếu trong trường hợp, trại nuôi bị nhiễm bệnh trong quy trình nuôi trước, sử dụng vôi bột có độ pH lên đến 11 để diệt trừ các bào tử gây bệnh và ngăn chặn dịch bệnh có cơ hội được bùng phát trở lại trong quy trình nuôi tiếp theo.

Khử trùng nước

Quy trình khử trùng nước cần tuân thủ theo 02 bước: lọc sơ bộ và khử trùng. Đối với quá trình lọc sơ bộ, sử dụng các bộ lọc có kích thước mắt lưới nhỏ hơn 200 – 300 Micron tại đầu vào của nguồn nước nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loại mầm bệnh, các loài động vật ăn thịt và các chất tích tụ không mong muốn khác. Các bộ lọc nên được bảo dưỡng thường xuyên bằng cách rửa chúng bằng nước sạch và loại bỏ các chất cặn bám.

Đối với quy trình khử trùng nước thì phải dùng hóa chất khử trùng để loại bỏ hết các mầm bệnh. Sử dụng dung dịch, Natrihypoclorit 60%, 0.5 – 2.5 ppm, KMnO4 và TCCA 10 ppm vào trong nước sau khi đã được chảy qua hệ thống lọc, trong vòng 24h. Sục khí được sử dụng liên tục trong suốt quy trình khử trùng nước bằng hóa chất. Để loại bỏ lượng Clo dư, tính toán và sử dụng đúng chính xác liều lượng Natrithiosulphat bằng cách nhân nồng độ Clo dư hiện tại lên 3 lần. Cuối cùng, lặp lại cách thức trên từ 2 đến 7 lần trong vòng 24h.



2. Nâng cao mức độ đảm bảo an toàn sinh học của bạn

Trong quy trình nuôi tôm, các công tác đảm bảo an toàn sinh học thường chỉ được coi là điều kiện bổ sung trong các hạng mục cơ sở hạ tầng không cần thiết và bao gồm các thủ tục phức tạp nhưng không mang lại giá trị lợi nhuận tiền tệ rõ ràng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn sinh học không thể bị phóng đại quá mức vì đây là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh trong trang trại cũng như sự bùng phát của chúng ra toàn vùng nuôi; điều đó không chỉ có lợi cho một người nuôi riêng lẻ mà còn cho cả toàn bộ các hộ nuôi xung quanh trong khu vực.

Đảm bảo an toàn sinh học hoạt động thông qua quá trình ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại mầm bệnh và loại trừ chúng ngay từ trong khi còn ở trang trại nuôi. Dưới đây là một số biện pháp an toàn sinh học đơn giản nhất mà bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay tại chính trang trại nuôi của mình.

- Sử dụng tấm bạt lót ao – vật liệu thường được sử dụng phổ biến nhất là high-density polyethylene (HDPE). Việc sử dụng lớp bạt để lót cho ao sẽ giúp cho quy trình kiểm soát chất lượng môi trường nước được dễ dàng hơn bởi vì nước sẽ không tiếp xúc trực tiếp lớp đất dinh dưỡng, mà quá trình tiếp xúc đó có thể gây ra phản ứng kỵ khí phức tạp mà có thể tạo ra các chất độc hại cho tôm.

- Bảo vệ trang trại bằng hàng rào xung quanh – để ngăn các loại động vật hoang dã, chẳng hạn như cua, có thể mang các mầm bệnh không mong muốn xâm nhập vào bên trong trang trại.

- Kiểm soát sự di chuyển của con người và các loại phương tiện – điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên và du khách đến thăm quan đều phải thực hiện nghiêm quy trình khử trùng và làm sạch trước khi đi vào trang trại và bắt đầu làm việc. Tất cả các loại phương tiện đều bắt buộc phải tuân thủ đúng quy trình thủ tục như nhau trước khi vào và ra khỏi trang trại.

- Lưu trữ thức ăn, men tiêu hóa và các loại chế phẩm sinh học trong một phòng lưu trữ đặc biệt – nhằm duy trì điều kiện vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa sự tiếp xúc với các vật trung gian bên ngoài mà có thể mang theo mầm bệnh, và cung cấp điều kiện nhiệt độ ổn định hơn cho việc duy trình chất lượng thức ăn được tốt hơn.

- Đảm bảo rằng có các phòng thí nghiệm ở trong khu vực – các phòng thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo 02 nhiệm vụ thiết yếu: đánh giá chất lượng nước và kiểm tra các loại bệnh. Việc có một phòng thí nghiệm đáng tin cậy ở trong khu vực gần trang trại của bạn là rất có lợi bởi vì, một ví dụ rất đơn giản, việc thực hiện quy trình kiểm tra mẫu tại địa phương sẽ nhanh hơn nhiều so với việc gửi mẫu hoặc tôm của bạn đến thành phố khác.



Hình 2: Các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học đơn giản như sử dụng lưới che và lót bạt ao có thể tác dụng lâu dài hướng đến việc ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát

3. Duy trình độ kiềm ở mức độ tối ưu

Độ kiềm là một trong những thông số chất lượng môi trường nước quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của pH và thành phần các loại vi khuẩn. Độ kiềm nên được duy trì ổn định ở mức 120 – 150 ppm. Độ kiềm có thể được duy trì bằng cách sử các hợp chất carbonate hoặc bicarbonate như NaHCO3, KHCO3, Na2CO3, CaCO3, and CaMg(CO3)2. Các loại hợp chất trên nên được sử dụng định kỳ sẽ tốt hơn là chỉ sử dụng khi xảy ra đột biến trong độ kiềm. Để tăng tối đa độ kiềm, lượng hóa chất sử dụng tối đa trong mỗi lần xử lý không nên vượt quá 20 ppm.

Để biết được chính xác số lượng hợp chất bicarbonat được sử dụng, bạn cần phải biết được độ kiềm hiện tại, đó cũng chính là lý do tại sao việc kiểm tra định kỳ là rất quan trọng. Công thức tính đơn giản bên dưới có thể giúp:

(Độ kiềm mong muốn – Độ kiềm hiện tại) * 2

Các biện pháp xử lý về độ kiềm được khuyến khích nên thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Các hợp chất bicarbonat sẽ phản ứng với carbon dioxide (CO2), hợp chất có liều lượng nhiều hơn vào ban đêm do được sinh ra từ quá trình hô hấp của tất cả các loài sinh vật.

4. Hiệu chuẩn tất cả các công cụ đo

Nó có vẻ đơn giản nhưng trước mỗi quy trình nuôi, hãy nên đảm bảo rằng tất cả các công cụ đo của bạn đã được hiệu chuẩn. Các công cụ đo được hiệu chuẩn bao gồm: máy đo ôxy hòa tan (DO), máy đo pH, khúc xạ kế và bộ thuốc thử kiểm tra hóa học. Các công cụ đo chưa được hiệu chuẩn có thể gây ra những lỗi nghiêm trọng mà có thể đưa ra các kế hoạch quản lý sai do dữ liệu đo không chính xác. Các công cụ đã được hiệu chỉnh có thể giúp bạn có được những số liệu chính xác hơn về các điều kiện, hiện trạng của trang trại nuôi và cho phép đưa ra các quyết định có cơ sở hợp lý hơn.

5. Đánh giá sức khỏe tôm giống post-larvae (PL)

Trước khi thả giống, tôm giống từ các trại giống nên được kiểm tra thường xuyên – bằng mắt thường hoặc tốt hơn là bằng kính hiển vi. Sức khỏe tôm cũng nên được đánh giá mỗi tuần một lần sau khi thả. Điều này có lợi cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng tối ưu của tôm và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh có thể xảy ra. Những điều quan trọng cần kiểm tra là nếu:

- Tôm bơi chủ động.

- Tôm có hình thái cơ thể bình thường.

- Ruột đầy đặn.

- Không có các sinh vật bám dính.

- Không có dấu hiệu bị đục cơ.

- Tỷ lệ chiều rộng cơ: ruột là 3:1.

- Gan và tụy to và sẫm màu.

- Mang có màu trắng hoặc hơi xám

- Không có sự tăng hàm lượng melanine (biểu hiện ra thành các đốm có màu đen hoặc nâu).

- Không có dính phần vỏ lột ở trên đầu tôm.

- Không có các vết cắt hoặc xoắn trên cơ thể của tôm.

6. Lấy mẫu tôm kiểm tra định kỳ

Việc lấy mẫu định kỳ cho phép người nuôi hiểu được sự tăng trưởng của tôm và hiệu chỉnh chế độ cho ăn phù hợp, ngăn ngừa việc cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Nên lấy mẫu tôm định kỳ từ 5 đến 7 ngày một lần bằng cách sử dụng các lưới có mắt phù hợp với kích cỡ tôm hiện tại. Việc lấy mẫu được thực hiện để ước tính trọng lượng cơ thể trung bình (MBW), được tính bằng cách chia tổng trọng lượng cho số lượng tôm.



Hình 3: 
Người nuôi nên lấy mẫu định kỳ để đảm bảo tôm được cho ăn hợp lý

Một điều quan trọng nữa cũng cần phải được chú ý là cách triển khai lấy các mẫu, quy trình lấy mẫu nên đảm bảo tính đại diện. Tránh việc lấy mẫu ở gần các khay thức ăn bởi vì tôm ở khu vực đó có xu hướng lớn hơn những con ở khu vực khác. Lấy mẫu nên được tiến hành ngẫu nhiên theo chiều dọc – bao gồm lấy mẫu tầng mặt, ở giữa và dưới đáy của cột nước – cũng như lấy mẫu theo chiều ngang đảm bảo bao trùm hết tất cả khu vực khác nhau trong ao nuôi. Tránh việc lấy mẫu khi tôm đang trong giai đoạn lột xác.

7. Sử dụng phương pháp thùng cỡ nhỏ để lấy mẫu

Tổng số tôm giống được lấy từ các trại sản xuất giống thông thường được xác định bằng cách đếm số lượng mẫu tôm giông trong các túi giống. Sau khi thả nuôi, người nuôi thường không lấy mẫu theo dõi, nhưng điều rất quan trọng là phải biết được tỷ lệ sống của tôm sau khi thả 24h. Qua đó, có thể cho chúng ta một bức tranh rõ ràng hơn về đàn tôm sau khi chúng đã được trải qua giai đoạn chịu đựng áp lực và thích nghi.

Chúng tôi đang thử nghiệm phương pháp sử dụng thùng cỡ nhỏ để ước tình tỷ lệ sống. Thùng cỡ nhỏ là một chiếc thùng nhỏ được đục các lỗ ở bên cạnh và che phủ bằng tấm lưới. Để lấy mẫu, cho vào chiếc xô 100 con tôm giống và để bên trên mặt nước ao nuôi trong vòng 24h. Sau 24h, sẽ tiến hành đếm số lượng tôm giống để ước tính ban đầu về số lượng tôm và tỷ lệ sống của chúng. Dữ liệu này rất quan trọng bởi vì nó có thể dùng để điều chỉnh chế độ cho ăn phù hợp tránh việc cho ăn quá nhiều hay quá ít.

8. Cảnh giác với giai đoạn tôm lột

Quá trình lột xác sẽ giúp tôm phát triển lớn hơn và điều này cũng cần được chú ý đặc biệt trong quy trình nuôi tôm thương phẩm. Chúng ta có thể biết được quá trình lột xác của tôm thông qua việc lấy mẫu thường xuyên. Qua đó, chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn các điều kiện thuận lợi cho quá trình lột xác của tôm xảy ra. Điều tốt hơn hết là phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện môi trường thích hợp bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng để giúp cho quá trình hình thành lớp vỏ bên ngoài của tôm. Điều này có thể giúp ngăn chặn các vấn đề trong quá trình lột xác của tôm và hiện tượng bị chết hàng loạt do quá trình lột xác không thành công. Một số loại khoáng chất thiếu yếu có lợi cho tôm trong quá trình lột xác của chúng bao gồm: Ca, Cu, Mg, Na, P, K, Se, và Zn.

9. Sử dụng các chất men vi sinh đúng thời điểm

Men vi sinh bao gồm những loài vi khuẩn có lợi có thể thúc đẩy sự phát triển của tôm, ngăn ngừa áp lực và bệnh tật, cũng như giúp duy trì chất lượng nước được tốt hơn. Các men vi sinh tốt nhất nên được sử dụng vào đầu mỗi chu kỳ nuôi, điều đó có thể giúp tôm thích nghi tốt hơn với các điều kiện môi trường mới và tăng cường chất lượng nước. Các loại men vi sinh cũng nên dùng trong các trường hợp mà tôm phải chịu áp lực căng thẳng, chẳng hạn như trong giai đoạn đang thay nước hoặc thu hoạch một phần. Các loài vi khuẩn tốt sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột của tôm và duy trì chất lượng môi trường nước tương đối tốt, cả hai yếu tố trên sẽ góp phần làm giảm mức độ căng thẳng và mệt mỏi của tôm.



Hình 4: 
Sử dụng men vi sinh trong quá trình thu tỉa có thể làm giảm mức độ căng thẳng và cải thiện chất lượng tôm nuôi cuối chu kỳ (nguồn: Anne Thaisin)

10. Thực hiện giai đoạn ương

Người nuôi tôm thường có thói quen thả trực tiếp con giống được lấy từ các trại sản xuất giống vào trong các ao nuôi thương phẩm nhưng điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn vì tôm giống có hệ miễn dịch chưa được phát triển đầy đủ. Mặc dù, giai đoạn ương sẽ yêu cầu phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhưng giai đoạn ương giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách đảm bảo cho hệ thống miễn dịch của tôm đã được cải thiện và tăng cường trước khi bước vào giai đoạn nuôi thương phẩm.

Để đạt được điều này, tôm giống từ các trại sản xuất giống nên được thả vào trong các ao hoặc bể ương có kích thước tương đối nhỏ, với mật độ hơn 2000 PL/m2 trong vòng 30 ngày. Kích thước các ao/ bể nhỏ, nên sẽ cần ít chế phẩm sinh học hơn và sẽ có hiệu quả cao hơn so với các ao thương phẩm có kích thước lớn, do đó có thể giảm được tỷ lệ chết và các chi phí nuôi.

Kết luận – thực hiện những điều cơ bản

Chúng tôi hiểu rằng mỗi trang trại nuôi tôm đều có những nhu cầu và thách thức cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, khi chia nhỏ thành những điều cơ bản, những mẹo này có thể áp dụng cho rất nhiều hộ nuôi tôm trong các hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi hy vọng rằng với 10 mẹo đơn giản này có thể giúp cho những người nuôi tôm thực hiện các chế độ quản lý tốt hơn cho các trang trại nuôi của họ.

Còn có rất nhiều các mẹo khác ứng với mỗi giai đoạn trong quy trình nuôi mà chúng tôi sẽ đề cập đến, vì vậy hay theo dõi những phần tiếp theo trong loạt bài này.

Nguồn: 
https://thefishsite.com/articles/top-10-tips-for-shrimp-farming-biosecurity-water-quality-part-1

Lượt dịch bởi: Phòng Kỹ thuật Nuôi Công Nghệ Cao – Công ty Vinhthinh Biostadt 


 

 

 


Trở về
Thông tin khác

Sản phẩm tiêu biểu

Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Hotline Vinhthinh Biostadt - Thủy Sản Zalo - ĐT: 0912 889 542
  • Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Hotline Vinhthinh Biostadt- Nông Nghiệp Zalo - ĐT: 0915446744

HOTLINE0912.889.542

Các đối tác của chúng tôi